DỊCH VỤ CUNG CẤP QUÀ TẾT - GIAO HÀNG TẬN NƠI

Cung cấp tất cả các lọai thực phẩm, hàng tết, quà tết, giỏ quà tết, giỏ quà gói sẳn, bia, ruợu, nước giải khát... Vui lòng liên hệ Hotline để biết thêm chi tiết: 0979 77 83 77

Hằng năm, Tết là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình đến bạn bè, người thân, đối tác, hay nhân viên bằng những món quà thật ý nghĩa đã trở thành truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, công việc cuối năm luôn tất bật làm cho chúng ta không có thời gian để làm công việc thật ý nghĩa này.

Hiểu được điều đó, chúng tôi đã phát triển trang website www.quatet.vn cung cấp những giỏ quà Tết chất lượng phục vụ nhu cầu của quý khách hàng.

Bạn là doanh nhân muốn tặng quà cho đối tác hay nhân viên để tri ân những đóng góp của họ cho sự thành công của bạn. Hay bạn muốn tặng những món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè.

Hãy đến với www.quatet.vn

Chúng tôi chuyên cung cấp:

- Giỏ quà Tết gói sẵn.

- Rượu, bánh, kẹo, bia, nước ngọt,...

- Dịch vụ gói quà theo yêu cầu.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trưng Bày và Bán Hàng tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Cậu Bé Vàng.

Địa chỉ: 158/7/39 Hoàng Hoa Thám, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. (Sơ Đồ)

Điện thoại: 08 6276 15 17

Hotline: 0979 77 83 77 - Ms Tâm

website: http://www.quatet.vn


CÙNG BẠN TƯNG BỪNG ĐÓN XUÂN!!!

'Ranh giới quà Tết và hối lộ mỏng như sợi tóc'

"Một tập quán tốt đẹp đang bị biến tướng, người nhận thậm chí còn phải ghi chép vào danh sách. Quà biếu thường đem đến lãnh đạo, nên dù có nói ra hay không thì ai cũng biết phải làm nghiêm từ trên", Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên Quốc hội, Nguyễn Viết Chức trao đổi vớiVnExpress.

'Ranh giới quà Tết và hối lộ mỏng như sợi tóc'

Ông Nguyễn Viết Chức. Ảnh:P.V.

"Một tập quán tốt đẹp đang bị biến tướng, người nhận thậm chí còn phải ghi chép vào danh sách. Quà biếu thường đem đến lãnh đạo, nên dù có nói ra hay không thì ai cũng biết phải làm nghiêm từ trên", Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên Quốc hội, Nguyễn Viết Chức trao đổi vớiVnExpress.

- Gần Tết, người ta lại đổ xô đi mua quà biếu, có những món quà giá trị được tính bằng USD. Ông bình luận gì trước ý kiến cho rằng Tết đang trở thành cái cớ hợp lý để người ta "chạy chức, chạy quyền", nhận hối lộ công khai?

- Theo truyền thống văn hoá của người phương Đông thì việc tặng quà dịp Tết rất có ý nghĩa, nhằm cảm ơn những người đã giúp đỡ mình trong năm qua. Quà ở đây không lượng hoá bằng vật chất mà đo bằng cách thức tặng quà, biểu thị sự quý trọng. Nhưng hiện nay, người dân bức xúc vì tập quán tốt đẹp này bị biến tướng, quà được đo giá trị bằng tiền, bằng cổ phiếu, thậm chí người nhận còn phải ghi chép lại, ông A biếu bao nhiêu, bà B biếu bao nhiêu... để sau đó lưu ý, nâng đỡ. Như vậy, không gọi lại quà mà phải gọi là sự mua bán.

Những người đưa và nhận hối lộ đều muốn tìm lý do thích hợp và họ đã chọn ngày Tết để dễ chấp nhận hơn. Theo truyền thống khi lì xì cho trẻ, người ta thường chọn những tờ tiền màu đỏ, có mệnh giá thấp mang tính tượng trưng. Nhưng hiện nay, đến nhà sếp, người ta lì xì hàng trăm nghìn đồng, thậm chí vài trăm USD.

- Theo quan điểm của ông, quà biếu như thế nào là vượt mức giới hạn trở thành hối lộ?

- Cho dù có quy chế thì việc xác định ranh giới quà biếu và hối lộ cũng không thể bao quát tất cả trường hợp. Ranh giới giữa quà biếu và hối lộ đôi khi mỏng như sợi tóc, chỉ có chính người nhận và người đưa quà mới có thể hiểu bản chất. Ví dụ một người này giúp người kia rất vô tư khi anh ta còn thủa hàn vi, nay anh ta thành đạt đến biếu tiền. Khi đó, cho dù anh ta mang đến biếu vài triệu đồng nhưng không phải là mua bán, mà là ơn nghĩa

Ngược lại, nếu anh là thủ trưởng sắp tuyển người ta vào cơ quan mà nhận quà thì dù vô tình đến bao nhiêu cũng khó có thể minh chứng được sự trong sáng. Như tôi đã nói, tất cả sự biến tướng của quà biếu đều được đo bằng giá trị vật chất, giá trị càng cao thì được coi là "tình cảm" tốt. Tôi nghĩ cũng không nên lượng hóa mà cần nhìn vào bản chất của món quà.

- Cũng có ý kiến cho rằng, tình trạng quà biếu tràn làn hiện nay chủ yếu là do thái độ của người nhận quà. Một số người chưa cương quyết từ chối hoặc có tâm lý "giúp được thì nhận, khó quá thì từ chối". Ông nghĩ sao?

- Đây là một câu hỏi đáng phải suy nghĩ. Đây cũng chính là mục tiêu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, nhà nước. Về mặt lý thuyết, nếu ông bộ trưởng cương quyết từ chối quà cấp dưới, thì tương tự như vậy, ông vụ trưởng cũng từ chối quà của chuyên viên. Quà biếu thường là biếu người trên do vậy dù có nói ra hay không thì ai cũng biết phải làm nghiêm từ trên. Tuy nhiên, cuộc sống muôn hình vạn trạng và có rất nhiều chuyện tế nhị.

Trong trường hợp cụ thể cần phân biệt đâu là quà biếu đâu là mua - bán. Dân gian mình rất hay, đã là "ăn quà" thì phải ăn nhẹ nhàng, vừa phải. Quà chỉ có ý nghĩa tượng trưng biểu hiện tấm lòng của người biếu với người nhận. Nếu quà có giá trị quá lớn mà lại là của cấp dưới đưa cho cấp trên, hoặc người đang có tác động trực tiếp đến lợi ích của mình thì khi đó người lãnh đạo cần phải tỉnh táo, và tư cách của họ sẽ được kiểm chứng thông qua việc nhận hay từ chối.

- Theo ông khi nhận những món quà có giá trị bất thường, người nhận nên có thái độ ứng xử như thế nào?

- Nếu cán bộ ứng xử đúng mức thì phải có văn hóa nhận và từ chối quà. Khi có những món quà bất thường, cấp trên nên gọi cán bộ đó đến trả lại. Nếu mình xử lý đàng hoàng, chân thành thì không có gì phải ngại và còn giữ được tình cảm với nhau về sau. Tôi tin vào những thứ sâu thẳm trong tâm hồn. Tất nhiên, trong tình huống đó mỗi cán bộ có những cách ứng xử khác nhau. Cũng có người đem món quà đó nộp lại cho tổ chức để chứng minh mình trong sạch.

- Nhưng trên phương tiện đại chúng, sau mỗi dịp Tết, số quan chức đem nộp quà biếu cho tổ chức rất hiếm. Cũng có ý kiến là họ e ngại khi nộp quà sẽ bị đánh giá thế này thế kia, ông nghĩ sao?

- Tôi chưa rơi vào tình trạng như thế, nhưng tôi nghĩ rằng, việc trả lại trong một số trường hợp không đơn giản. Còn nếu anh nộp lại quà, báo cáo cấp trên, đôi khi người khác cũng chưa thật sự hiểu mình, họ nghĩ là mình muốn tô vẽ, đánh bóng, thể hiện trong sạch. Cho nên cuộc đấu tranh chống tệ biếu xén phải là của toàn xã hội bởi một cá nhân ở trên người này nhưng lại là cấp dưới của người khác.

- Ông từng là Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và đang là cán bộ hàm thứ trưởng, với những món quà bất thường ngày Tết, ông ứng xử thế nào?

- Khi còn làm Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin cũng có những người muốn đặt biển quảng cáo ở địa điểm đẹp và đem quà đến đặt vấn đề. Tôi đã nói rất thật với họ là không làm thế được, tôi đang giải quyết vấn đề của anh thì không thể nhận quà. Với những món quà nghi ngờ động cơ không lành mạnh, tốt nhất là nên trả lại trực tiếp người tặng.

Việt Anhthực hiện