DỊCH VỤ CUNG CẤP QUÀ TẾT - GIAO HÀNG TẬN NƠI

Cung cấp tất cả các lọai thực phẩm, hàng tết, quà tết, giỏ quà tết, giỏ quà gói sẳn, bia, ruợu, nước giải khát... Vui lòng liên hệ Hotline để biết thêm chi tiết: 0979 77 83 77

Hằng năm, Tết là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình đến bạn bè, người thân, đối tác, hay nhân viên bằng những món quà thật ý nghĩa đã trở thành truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, công việc cuối năm luôn tất bật làm cho chúng ta không có thời gian để làm công việc thật ý nghĩa này.

Hiểu được điều đó, chúng tôi đã phát triển trang website www.quatet.vn cung cấp những giỏ quà Tết chất lượng phục vụ nhu cầu của quý khách hàng.

Bạn là doanh nhân muốn tặng quà cho đối tác hay nhân viên để tri ân những đóng góp của họ cho sự thành công của bạn. Hay bạn muốn tặng những món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè.

Hãy đến với www.quatet.vn

Chúng tôi chuyên cung cấp:

- Giỏ quà Tết gói sẵn.

- Rượu, bánh, kẹo, bia, nước ngọt,...

- Dịch vụ gói quà theo yêu cầu.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trưng Bày và Bán Hàng tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Cậu Bé Vàng.

Địa chỉ: 158/7/39 Hoàng Hoa Thám, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. (Sơ Đồ)

Điện thoại: 08 6276 15 17

Hotline: 0979 77 83 77 - Ms Tâm

website: http://www.quatet.vn


CÙNG BẠN TƯNG BỪNG ĐÓN XUÂN!!!

Quà Tết

1. Quà Tết

Việc quà cáp với nhau nhân ngày tư ngày Tết xem ra như một nét đẹp của nền văn hóa chúng ta. Việc làm không mang tính cách nịnh bợ hay cầu mong một ân huệ nào mà chỉ nhằm biểu lộ một lòng thành nhớ đến người nâng đỡ hay dạy dỗ mình.

Bản chất việc quà cáp cũng không mang tính cách bắt buộc hay phải có, ai cần thì làm, ai kém điều kiện hoặc có khó khăn thì thôi. Tự nguyên thủy, việc quà cáp chỉ mang tính cách dản dị như thế. Song, trải qua ngày tháng, óc con người lệch lạc đi, việc dâng quà cũng méo mó theo nên ý nghĩa đâm ra càng lâu càng xa và mất ý nghĩa dần.

Chẳng hạn người biếu quà, hoặc có ơn sâu nghĩa nặng, hoặc muốn xum xoe biểu lộ lòng biết ơn sâu xa, nên thay vì quà biếu đơn sơ thì đã quay sang một hướng nhiêu khê và máy móc khác.

Có điều, món quà trước sau vẫn vậy và người đền ơn muốn gây sự bất ngờ to lớn cho người nhận nên lẳng lặng làm, không báo trước chi cả. Từ những hộp bánh thông thường, nhà chủ đã đặt hiệu bánh làm loại nhân đặc biêt (vàng lá hoặc kim cương chẳng hạn) rồi người nhận quà cũng lại phải nghĩ đến việc biếu xén cấp cao hơn.

Sẵn có hộp bánh hay vật biếu sẵn đó, các ngài đem ngay cho được việc. Thành ra đến khi người đền ơn hỏi nhóng lại xem phản ứng của người ra ơn nghĩ thế nào, hoặc thấy im im thì hỏi dò nhắc khéo, mới hay là vật biếu đã chuyển tay đi.

Thế nên, kinh nghiệm về sau khi đưa biếu, khổ chủ đều phải nhắn nhe, bóng bẩy để người nhận hiểu ý ngầm mà không vội vàng tống đi nữa. Từ một người bày vẽ cho nhiều người đâm trở thành cái bệnh. Bản thân tôi cũng đã có lần lọng cọng khốn khổ. Xếp tôi cứ tết đến là ngóng quà. Mấy tay khác đều là Đại Đội Trưởng nên có lắm khoản. Xếp tôi cắc cớ là chỉ nhận quà chung một lần (ý hẳn để xem tay nào biếu xếp cự phách nhất). Thấy các bố xách lủng ca lủng củng, tôi phát sốt phát rét. Đến phiên tôi dâng hộp bánh LU, ý xếp có vẻ không hài lòng. Cũng may tôi đã được một tay đàn em thầy dùi, quân sư quạt mo bấm nhỏ trước, nên đúng là hộp bánh không nhân nhưng ở dưới đáy thì có lót.

Khi thì người dâng oang oang khoe về cái nhân sáng giá của món quà, hoặc có nơi nhận cũng ỡm ờ nửa đùa nửa thực hỏi về cái nhân của món tặng, thành ra lung tung xáo trộn hết.

Từ những kiểu cách biếu tặng lạ lùng này, đâm ra việc quà cáp trở thành phong trào đua nhau khoe danh khoe lợi, khoe tiền khoe của. Lắm nhà nghèo khó tuy có lòng thành mà nghĩ quà mình chả bõ, hoặc mặc cảm thua sút, đành rụt rè, quên khuấy luôn.

Ngày xưa, biếu quà nhau ít khi mong được nhận lại. Việc đem lễ vật đến kính nhau cũng không chỉ từ phía thấp dâng lên cao, hoặc từ kẻ hèn lên bậc quyền quí. Người đưa của lễ cũng không mong sẽ được ơn trên trông xuống, mà nghĩ là do bổn phận, lẽ phải hay tình nghĩa thì đối xử với nhau thôi.

Như trường hợp của tôi ngày bé chẳng hạn. Không năm nào gần ngày Tết, mẹ tôi chẳng dặn dò dưới quê dành cho mấy cặp gà sống thiến. Bà nhẩm tính trong đầu nơi nào phải lễ lạc. Bà giao cho tôi việc dò la địa chỉ và gần ngày cuối năm hai mẹ con lễ mễ đi Tết các nơi.

Trước là đi tết ông đốc (tức là hiệu trưởng trường đang học). Thuở ấy, ông đốc cao tột bực, học trò cả ngàn đứa, nào quan có biết, có nhớ đứa nào vào đứa nào. Vậy mà mẹ tôi cứ phải lễ, không phải mong để ông biết đến con bà ban ơn ban huệ mà là bổn phận bắt buộc thế. Mẹ tôi thường bảo công khó của ông rất lớn, phải nhớ luôn trong đầu, cho dù tướng ông rất nghiêm, lễ chào cờ nào ông cũng tham dự với cái thước kẻ trong tay. Học trò đùa vui hay ẻo lả không ngay ngắn là y như sau khi cờ buộc dây xong, ông lôi ra bắt nằm xuống đét ngay tại chỗ.

Kế là tết thầy, biếu xén ngày cuối năm đã đành, mà thường ngày thầy có đau ốm cho trò nghỉ học, thấy con về sớm, mẹ tôi hỏi, thế là ba chân bốn cẳng bà lo đi mua ít hộp sữa, chục cam sành, gói gói ghém ghém, bắt tôi tức tốc đem đến thăm thầy bệnh. Chẳng những chỉ thăm khi thầy đau, thậm chí là vợ thầy hay từng con thầy đau thì mẹ tôi cũng đều làm như thế. Bà vẫn dạy tôi câu : muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy.

Biếu xén nhau không chỉ áp dụng theo kiểu nước chảy xuôi mà quà Tết còn được cử hành giữa những người ngang vai ngang vế nhau nữa. Việc quà cáp giữa thông gia chẳng hạn. Thôi thì nhà trai xăm xoi chọn bình trà thiết quan âm, cặp bánh chưng cho ngon, cặp dưa hấu cho đỏ rồi xoắn xuýt cho con trai đưa sang nhà vợ để anh chị xuôi nhâm nhi ba ngày tết.

Ngược lại thì bên nhà gái cũng chăm chăm giữ lại đôi gà mái tơ, ít trái cây nhà lá vườn đem từ quê lên và hối bầy em của chị nó giông sang biếu nhà anh chị suôi. Đây không phải là việc trao đổi thường tình theo kiểu bánh ít trao đi, bánh qui trao lại hoặc theo thủ tục có đi có lại mới toại lòng nhau mà là hai bên đều quí trọng nhau. Người thì nghĩ đến công khó sanh thành dưỡng dục, tự nhiên nhà mình lại có thêm người nhà khác theo về. Kẻ lại nghĩ con gái là con người ta, con dâu con rể mới ra con mình nên cốt giữ cho mối thâm tình bền lâu, bất diệt.

Quà tết lại còn từ nghĩa tình dội lên, chẳng hạn có một thời người này đến làm công cho người kia, nay đã thôi nhưng tình cảm vẫn còn nhớ nhau mãi. Hồi còn bé, mẹ tôi ưa mướn vú mỗi khi sanh thêm con. Có người chỉ ở đến khi bọn tôi lớn thì nghỉ, có người lân la hết nuôi đứa này sang đứa khác, có người thậm chí chủ sa sút không còn tiền trả công vẫn quyết bám ở lại.

Như vú nuôi chị em tôi, khi nghỉ rồi, năm nào vú cũng có gian bán dưa hấu tết. Vú luôn luôn chọn những quả đỏ lòng, đẹp, lớn để riêng và trưa 30, sau khi chợ tan, vựa bán đã gỡ dẹp, vệ sinh khoảnh đất xong xuôi là vợ chồng vú lại vào chúc tết trước gia đình. Vú rất vui, miệng liến thoắng đem biếu cậu mợ cặp dưa lấy hên, sang năm mới luôn gặp vận đỏ, sức khỏe dồi dào. Vú đi cùng với chồng, con cái ở dưới quê, chào xong bổn phận mới đưa nhau về dưới đón Xuân.

Việc tặng quà nhau còn một dạng khác nữa. Những cơ sở thương mại, chợ búa, tổ chức môi giới địa ốc, hãng xưởng, văn phòng bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, các nơi sửa sắc đẹp… đều thuê mướn người cộng tác hay làm cho mình. Cả năm ai cũng dốc tâm chu toàn trách nhiệm, thu nhập tăng cao, dịp Tết nhất tặng nhau lương tháng 13 hay cái phong bao lì xì gọi là hỉ hả giữa tình chủ tớ, hoặc với nhau.

Hoặc giả ngày trước còn chiến tranh, hầu như trai tráng đều nằm trong quân ngũ. Có nhiều bậc chỉ huy tổ chức buổi chúc tết nhau chiều 30. Quà chỉ là ly rượu nhỏ nâng lên để thầy trò vui vì còn hiện diện chung đến tận giờ. Tôi biết những đơn vị có khoản ra vào dù là từ trên trời rớt xuống (như xăng nhớt…) thì lính tráng ở thời gian này cũng được hưởng tí mưa móc của cấp trên.

Trước khi chia tay về với gia đình, mỗi người nhận một tí gọi là tiền lì xì, nhá nhá mở xem lén thấy vài tờ mới cứng cũng thấy vui vui. Chẳng ai hỏi từ đâu mà họ được tá ơm cái khoản nhăng nhít ấy. Có đơn vị coi nhau như người nhà, vợ lính ai gần ngày sanh đều được tặng một chai thuốc bổ chẳng hạn. Có người may mắn gặp trưởng phòng mình có vợ làm nghề buôn bán vải thì niềm vui lại lũy tiến thêm. Ngoài khoản của xếp, anh em còn được thêm bọc vải con con tính theo đầu trẻ để bọn nhóc thấy xanh xanh đỏ đỏ mà mừng.

Nghe đâu bây giờ ở trong nước, cái khoản quà tết nhiêu khê lắm. Các quan có khi ăn thừa mứa, tiêu mỗi đêm hàng cả một gia tài, ấy vậy mà đàn em chậm đưa quà là y như mặt mũi bị táo bón. Đưa mà đưa thứ xoàng thì cũng chẳng có lấy một lời cám ơn.

Quà tết bây giờ mà tính đơn vị bằng mấy cái phong bao xem ra còn xưa hơn trái đất. Kể cả đưa nhau bù khú các nhà hàng 5 sao hay đi du lịch Đồ Sơn, Sa Pa, Vũng Tàu, Nha Trang gì cũng “ bị “ chê hết.

Phải là một hợp đồng thầu làm cầu, làm đường hay mở sân golf, đầu tư. Phải đủ lễ nghi sau trước, lễ động thổ, lễ đặt viên đá đầu tiên, lễ hoàn tất cánh A, tiệm tiến cho đến khi xong mới thôi. Lễ nào cũng phải có rượu, có tiền ngoại lót tay và nhất là không thể quên khoản gái gủng. Thế nên, miệng các quan thì bảo cấm quà cáp mà lòng các quan thì lao xao khi dịp Tết cận kề.

Có quan kỹ càng hơn thì dịp tết lúc nào cũng bận. Các quan đi công tác liên miên, hết trong nước lại ra ngoài nước, lúc nào cũng phải có em thư ký theo kè kè. Để mặc mẹ đĩ ở nhà lo cái khoản đón người đến thăm chúc tết sớm. Làm thế này chắc ăn, lỡ có đứa nào thối mồm tố cáo thì các quan đã sẵn có chứng cớ là vắng mặt, còn đàn bà đâu thấu đáo chuyện gì nên hạ cánh an toàn là khỏe.

Thành Sơn