Tất cả người dân trên 10 tuổi sống ở hai quận Hoàng Mai và Thanh Xuân sẽ được uống miễn phí văcxin phòng bệnh tả, sớm nhất là cuối tuần này. Đây là lần đầu tiên, Hà Nội dự phòng chủ động bệnh tả bằng văcxin.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết, mặc dù văcxin tả có hiệu lực không cao nhưng Bộ vẫn quyết định sử dụng ở Hà Nội nhằm có thêm một vũ khí bảo vệ. Do số dân nhập cư lớn, tình hình vệ sinh thực phẩm phức tạp, Hà Nội là nơi bệnh tả hoành hành mạnh nhất vào cuối 2007 và có nguy cơ tái phát vào xuân hè 2008.
Tuy nhiên, do số văcxin dự trữ có hạn nên trước mắt biện pháp trên chỉ áp dụng cho Thanh Xuân và Hoàng Mai, nơi có nhiều bệnh nhân tả nhất trong vụ dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm vừa qua, tỷ lệ dân nhập cư cao và chất lượng vệ sinh môi trường, thực phẩm thấp.
Khoảng 400.000 người sẽ được phòng tả trong đợt này. Trẻ dưới 10 tuổi sẽ không uống văcxin vì không phải là đối tượng nguy cơ cao. Thực tế các đợt dịch cho thấy rất ít bệnh nhân là trẻ em.
Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết kế hoạch trên sẽ được thực hiện chậm nhất là cuối tháng 1, thậm chí ngay cuối tuần này nếu thuận lợi. Văcxin phát huy hiệu quả ngay sau 1-2 ngày, vì vậy giúp giảm nguy cơ bệnh tả trong dịp Tết Nguyên đán. Liều thứ hai được uống sau 2 tuần để tăng tác dụng phòng bệnh. Hiện chưa có nghiên cứu chính thức về thời gian kéo dài hiệu lực của văcxin, nhưng một khảo sát tại Thừa Thiên - Huế cho thấy, sau 3-5 năm, tác dụng bảo vệ vẫn còn 50-55%.
Văcxin sắp được sử dụng cho người dân Hà Nội là loại do Việt Nam sản xuất, vẫn nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của một số tỉnh miền Trung và Nam nhiều năm nay. Theo tiến sĩ Đức Anh, đây là lần đầu tiên nó được sử dụng để dự phòng chủ động bệnh tả ở Hà Nội.
Các chuyên gia nhấn mạnh, hiệu lực của văcxin tả chỉ là 66% nên người sử dụng vẫn cần thực hiện các biện pháp dự phòng khác như ăn chín uống sôi, rửa tay sạch và vệ sinh môi trường.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết, mặc dù văcxin tả có hiệu lực không cao nhưng Bộ vẫn quyết định sử dụng ở Hà Nội nhằm có thêm một vũ khí bảo vệ. Do số dân nhập cư lớn, tình hình vệ sinh thực phẩm phức tạp, Hà Nội là nơi bệnh tả hoành hành mạnh nhất vào cuối 2007 và có nguy cơ tái phát vào xuân hè 2008.
Tuy nhiên, do số văcxin dự trữ có hạn nên trước mắt biện pháp trên chỉ áp dụng cho Thanh Xuân và Hoàng Mai, nơi có nhiều bệnh nhân tả nhất trong vụ dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm vừa qua, tỷ lệ dân nhập cư cao và chất lượng vệ sinh môi trường, thực phẩm thấp.
Khoảng 400.000 người sẽ được phòng tả trong đợt này. Trẻ dưới 10 tuổi sẽ không uống văcxin vì không phải là đối tượng nguy cơ cao. Thực tế các đợt dịch cho thấy rất ít bệnh nhân là trẻ em.
Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết kế hoạch trên sẽ được thực hiện chậm nhất là cuối tháng 1, thậm chí ngay cuối tuần này nếu thuận lợi. Văcxin phát huy hiệu quả ngay sau 1-2 ngày, vì vậy giúp giảm nguy cơ bệnh tả trong dịp Tết Nguyên đán. Liều thứ hai được uống sau 2 tuần để tăng tác dụng phòng bệnh. Hiện chưa có nghiên cứu chính thức về thời gian kéo dài hiệu lực của văcxin, nhưng một khảo sát tại Thừa Thiên - Huế cho thấy, sau 3-5 năm, tác dụng bảo vệ vẫn còn 50-55%.
Văcxin sắp được sử dụng cho người dân Hà Nội là loại do Việt Nam sản xuất, vẫn nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của một số tỉnh miền Trung và Nam nhiều năm nay. Theo tiến sĩ Đức Anh, đây là lần đầu tiên nó được sử dụng để dự phòng chủ động bệnh tả ở Hà Nội.
Các chuyên gia nhấn mạnh, hiệu lực của văcxin tả chỉ là 66% nên người sử dụng vẫn cần thực hiện các biện pháp dự phòng khác như ăn chín uống sôi, rửa tay sạch và vệ sinh môi trường.