Nghị định cấm đình công: món quà Tết của Nguyễn Tấn Dũng tặng giai cấp công nhân!
Trong Hội nghị Trung ương (HNTU) 6 vừa qua vào giữa tháng 1.2008 nhóm lãnh đạo ĐCSVN đã đưa ra thảo luận một trong số chủ đề chính là "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước“. Trong diễn văn bế mạc ngày 22.1 Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói, ĐCSVN từ trước tới nay là “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân”:
"Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc; là đội tiên phong của giai cấp công nhân,“(1)
Lời tuyên bố của Nông Đức Mạnh chưa ráo mực thì ngày 30.1.08 Ủy viên Bộ chính trị (BCT) kiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí hai Nghị định số 11 và 12/2008 bắt công nhân phải “bồi thường thiệt hại” cho chủ nhân trong các cuộc đình công mà họ gọi là “bất hợp pháp”, giao cho các tòa án xét xử các vụ đình công này và Công đoàn Lao động VN (Công đoàn) thi hành.
Chính vào thời điểm gần Tết Mậu Tí nhiều cuộc đình công bộc phát với sự tham dự của hàng chục ngàn công nhân đã diễn ra trong nhiều xí nghiệp ở Đà nẵng, Sài gòn, Vĩnh phúc….Trong đó chủ nhân hầu hết đều là các tư bản nước ngoài. Vì phía chủ đã tìm cách ăn chặn phụ cấp Tết, không trả lương đúng thời hạn, hoặc không cho công nhân được sớm về quê thăm gia đình trong dịp Tết…Sau nhiều lần bị giới chủ nhân cư xử bất công và cũng không được phía Công đoàn bảo vệ, nên công nhân đã phải tự đứng ra tổ chức đình công. Nhưng đối với chế độ toàn trị thì đây là các cuộc đình công “bất hợp pháp”, vì nó gây “thiệt hại cho người sử dụng lao động” (tức chủ nhân). Vì thế, Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định số 11/2008 cấm đình công “bất hợp pháp” và bắt công nhân phải bồi thường thiệt hại:
"Những người được cử làm đại diện cho tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân theo phần trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.“ (2)
Nghị định số 12 còn ghi rõ, chỉ nội một giờ sau khi Thủ tướng coi cuộc đình công là bất hợp pháp thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phải ra lệnh cho Ban chấp hành của Công đoàn ở cơ sở phải đình chỉ ngay cuộc đình công:
"Khi nhận được Quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công của Thủ tướng Chính phủ, trong vòng 1 giờ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải công bố kịp thời cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn), người sử dụng lao động biết và tổ chức thực hiện quyết định hoãn, ngừng đình công.“ (3)
Hai Nghị định số 11 và 12 vừa qua của Nguyễn Tấn Dũng đã tự trưng bày mặt thật của những người lãnh đạo chế độ XHCN vẫn tự nhận là “đại biểu trung thành của giai cấp công nhân” VN. Trong thực tế, với hai Nghị định trên nhóm cầm đầu chế độ toàn trị đang ra sức bảo vệ chủ nhân và còn tiếp tay cho các chủ nhân đang bóc lột và đày ải hàng triệu công nhân VN, đặc biệt là các chủ nhân của một số nước ngoài. Vì thế các công nhân ý thức được quyền lợi về cuộc sống đói rách của mình và gia đình mình đã thấy rất rõ là, những lời tuyên bố của Nông Đức Mạnh tại HNTU 6 rất rỗng tuếch và giả dối!
Thật vậy, ngay những người cầm đầu Công đoàn Lao động VN, một tổ chức của ĐCS dựng lên để kiểm soát giai cấp lao động thay vì bảo vệ quyền lợi của họ, cũng đã phải xác nhận là, trong năm 2007 đã có tới 541 cuộc đình công với sự tham gia của 350.000 công nhân, trong đó phần lớn là các cuộc đình công bộc phát, tức “bất hợp pháp”. Chỉ một tuần lễ trước khi Nguyễn Tấn Dũng kí hai Nghị định với nội dung tiếp tay phía chủ nhân đày ải và tước quyền đình công của công nhân thì tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động VN lần thứ 10, Nguyễn Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng công đoàn, đã xác nhận “thực trạng rất đáng quan tâm trong tình hình công nhân lao động và hoạt động công đoàn”:
”Đó là: Việc làm ở một số ngành, địa phương gặp khó khăn do ảnh hưởng của cúm gia cầm (ngành nông nghiệp, chế biến thuỷ sản); tình trạng nợ đọng, chậm thanh toán vốn XDCB [xây dựng cơ bản ?] khiến nhiều doanh nghiệp XDCB nợ lương công nhân, nợ bảo hiểm xã hội (các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải, xây dựng); một số tỉnh, thành phố khu vực phía nam (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...) thiếu lao động nghiêm trọng, nhất là lao động kỹ thuật và lao động ở ngành dệt may, da giày; nhà ở và điều kiện sống của công nhân lao động các khu công nghiệp-chế xuất vẫn rất bức xúc; tranh chấp lao động, đình công gia tăng (thống kê chưa đầy đủ thì cả nước xảy ra 541 cuộc, với hơn 350.000 lượt người tham gia).”(4)
Hiện nay có gần 8 triệu công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư nhân, trong đó phần chính là trong các nhà máy có vốn đầu tư của nước ngoài. Trước tình cảnh hàng triệu công nhân bị bóc lột và đày ải của phía chủ và công đoàn như thế, thì nhóm cầm đầu CSVN –vẫn tự mệnh danh là “người bảo vệ trung thành quyền lợi của người lao động”- lại đã đứng ra bảo vệ và bênh vực cho bọn chủ nhân trong các xí nghiệp, nhất là trong các trung tâm chế xuất công nghiệp đang được dựng lên ở Hà nội, Sài gòn và các tỉnh phụ cận. Trong các trung tâm này phần lớn là các xí nghiệp ngoại quốc mà chủ nhân là các nhà tư bản Đại Hàn, Đài loan, Hồng kông và Nhật bản. Ưu tiên hàng đầu của họ là làm sao thu được lợi nhuận thật cao và thật nhanh bằng cách trả lương chết đói, bất kể tới tình trạng sức khỏe và cuộc sống vô cùng lầm than của công nhân VN.
Với sự nhắm mắt của Công đoàn và sự làm ngơ của các cơ quan nhà nước, nên giới chủ nhân nước ngoài đã đạp lên cả những luật lao động, dù các luật này mới chỉ đưa ra một số ràng buộc tối thiểu! Tình hình này đã được TS Trần Minh Yến phân tích rõ trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số tháng 10.2007. Ông cho biết, trong tổng số 1281 vụ đình công trong thời gian từ 1995 tới 6.2006, có 66,5% các cuộc đình công của công nhân đã diễn ra trong các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Trong đó số vụ đình công trong các hãng có vốn của Đài loan và Hàn quốc lên tới 36, 3% và 28%. Nghĩa là số vụ đình công ở trong các công ti có vốn của Đài loan và Đại hàn lên tới trên 64% số vụ đình công của công nhân VN trong các công ti có vốn nước ngoài.(5) Hiện nay tỉ lệ này chắc chắn cao hơn nhiều, vì các nhà tư bản hai nước này được hưởng nhiều ưu đãi nên đang đầu tư ngày càng lớn vào VN.
Tệ trạng hàng triệu công nhân VN bị bóc lột và hành hạ trong các xí nghiệp với “100% vốn nước ngoài” cũng đã được Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương đảng (TUĐ) kiêm TBT Tạp chí Cộng sản, trình bày tại cuộc Hội thảo ở Quảng ninh ngày 10.12.07 với chủ đề “Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Thực tiễn vùng mỏ Quảng ninh” với sự hiện diện của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Cuộc Hội thảo này là để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 6 vừa qua. Tạ Ngọc Tấn cho biết:
“Một bộ phận công nhân, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không được bảo đảm về điều kiện làm việc; tiền lương thấp, không đủ bảo đảm đời sống vật chất và tái sản xuất sức lao động; gần một nửa số công nhân chưa được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nói chung chưa được cải thiện đáng kể; nhiều công nhân các khi công nghiệp mới còn phải sống tạm bợ, chật chội trong các phòng trọ, không bảo đảm các tiện nghi tối thiểu, không có các bảo đảm về chăm sóc y tế, giáo dục cho con cái… Tình trạng đình công, bãi công ngày càng tăng…” (6)
Để hiểu rõ cuộc sống đói rách thê thảm như thế nào thì một số báo chí ở trong nước đã tường thuật chi tiết đời sống của hàng triệu công nhân trước Tết Mậu Tí, khi các công nhân đã đứng lên đình công tại nhiều xí nghiệp có chủ nhân là người nước ngoài:
"Một phụ nữ làm 10 năm tại K&K cho biết, lương của chị hiện thời vẫn chỉ là 1 triệu đồng [khoảng 60 Mĩ kim]. Công ty còn không cung cấp bữa ăn chiều như thỏa thuận, khi họ làm tăng ca trong suốt ba tháng qua…"
"Nhiều công nhân của các doanh nghiệp đang có đình công tại Khu chế xuất Tân Thuận cho rằng, họ cần một mức lương cao hơn hiện tại tối thiểu 300.000 đồng và chế độ tăng lương hằng năm phải được căn cứ vào mức độ "leo thang" của vật giá sinh hoạt…”
“Theo phản ánh của nhiều người lao động ngoại tỉnh, chỉ tính thuê nhà và ăn 2 buổi trong ngày, họ đã phải chi khoảng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. "Tiền mua vé xe năm nay tăng hơn năm trước 60% nhưng mức lương thì vẫn vậy nên Tết này chắc không có tiền về quê", một nữ công nhân quê ở Cà Mâu than.“ (7)
"Một số công nhân khác cũng phản ánh, chế độ ăn uống trong Cty là quá khắc khổ, mỗi suất cơm của công nhân trị giá chỉ 2.800đ.“ [nghĩa là chỉ bằng 0,17 Mĩ kim] (8)
Không chỉ phải chịu ngược đãi của chủ nhân trong các bữa cơm quá khắc khổ, vì đồng lương không đủ sống nên hàng trăm ngàn công nhân VN và con cái của họ phải sống chui rúc trong các nhà ổ chuột, phòng trọ của họ như các “chuồng gà”, nhưng vẫn phải thuê với giá cao. Chính báo chí của chế độ cũng đã phải nhìn nhận:
"Bước vào nhà trọ của công nhân (CN) Trương Thị Đan Huyền, chúng tôi thật sự bàng hoàng! Thoạt nhìn, phòng trọ giống như một dãy “chuồng gà”. Dòng kênh nước đen nhờ nhờ rác sau nhà lắm khi tràn lên ngập mắt cá chân. Mỗi phòng rộng 1,2m, dài 1,6m, đủ rộng để đặt hai cái gối nằm và đủ dài để người cao phải ngủ co chân. Quần áo được treo bên vách. Còn mọi đồ dùng cá nhân đều phải đặt lên kệ. Vách và nền phòng đều được ghép bằng loại ván ép cũ, dán giấy loang lổ.“
"…Nhiều lúc nữ CN Công ty thủy hải sản Hải Minh (Q. Thủ Đức, TP.HCM) còn phải kiêm luôn phu khuân vác. Ngoài cắt, rửa, lột da cá, các cô gái còn phải vác cả những con cá mập nặng 70-80kg. Mặc cho kho lạnh rét cắt da, các CN vẫn phải làm. Có lúc tăng ca liên tục, đuối sức, đến ba CN cùng khuỵu xuống ngất xỉu. Làm quần quật nhưng mức lương CN chưa đến 1 triệu đồng/tháng. Ngày 17-10, tập thể CN đã làm đơn kiến nghị xin được tăng lương. Ngay sau đó, ông giám đốc (Đài Loan) đã cho chở năm CN - những người ông nghi ngờ phát động làm đơn - sang một công ty khác. Tại đây, ông ép năm người này nhận quyết định sa thải.“(9)
Những mô tả trên đây của báo chí trong nước cho thấy, đời sống của công nhân VN hiện nay còn cơ cực hơn cả thời thực dân Pháp trong các đồn điền cao su vào đầu thế kỉ trước mà Hồ Chí Minh, người sáng lập chế độ, đã kết án gay gắt. Nhưng sau hơn 60 năm xây dựng chế độ toàn trị và trên 20 năm đổi mới theo „kinh tế thị trường định hướng XHCN“ thì những hậu duệ của HCM đã nhân danh giai cấp công nhân thực hiện các chính sách và biện pháp bất nhân để cho giới tư bản nước ngoài bóc lột và đàn áp công nhân tàn bạo hơn cả bọn thực dân Pháp!
Trong năm qua cuộc sống đói rách của hàng triệu công nhân VN lại còn bị áp lực nặng nề của sự bùng nổ lạm phát ở mức rất cao. Tính tới cuối tháng 1.2008 mức giá cả đã cao hơn một năm trước đó là trên 14%, tức là gần gấp đôi so với mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2007 (trên 8%). Nghiệt ngã hơn nữa là giá cả các loại thực phẩm tăng vùn vụt. Trong năm 2007 giá lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%.(10)
Giữa năm qua Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố hùng hổ là chính phủ của ông cam kết quyết không để vật giá leo thang cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. Nhưng nạn lạm phát phi mã hiện nay đã phủ nhận những lời hứa của Nguyễn Tấn Dũng. Nói đúng ra, các chính sách chống lạm phát của chính phủ đã tỏ ra bất lực. Đấy là chưa kể tới một số chính sách tài chánh của Nguyễn Tấn Dũng đã đi ngược hoàn toàn với mục tiêu chống lạm phát. Nổi cộm nhất là việc ông Dũng đã cho Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian rất ngắn là 7 tháng bỏ ra trên 140.000 tỉ đồng để mua khoảng 9 tỉ Mĩ kim nhằm gia tăng ngoại tệ dự trữ. Trong đó phần chính là phải trang trải cho kim ngạch thâm hụt trong việc buôn bán với Trung Hoa. Chính việc bỏ ra một số tiền khổng lồ trong một thời gian ngắn đã khiến cho lạm phát tiến theo tốc độ phi mã như hiện nay. (11)
Theo tiến sĩ Kinh tế học Lê Đăng Doanh, các chính sách chống lạm phát của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không nhằm phục vụ đại chúng, mà lại chỉ phục vụ „lợi ích nhóm“. Ông cho rằng: "Liệu có một bộ phận nào đó được hưởng lợi khi Nhà nước cứ tiêu nhiều tiền, lập nhiều khu công nghiệp, giải ngân lớn". Chuyên viên kinh tế này rất am tường bề trái của chế độ còn đi đến kết luận và chỉ rõ:
"Những người không đóng góp vào năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp vào ngân sách... thì giàu lên rất nhanh, quá đột ngột.“ Trong khi đó, vẫn theo ông Doanh, thì "chênh lệch giàu nghèo, hay nói cách khác là bất công trong xã hội đã tăng lên.“(12)
***
Trong tư cách là Thủ tướng và Ủy viên BCT, nếu Nguyễn Tấn Dũng thực sự là người bảo vệ quyền lợi người lao động, nhất là những người đang làm trong các xí nghiệp của các chủ nhân nước ngoài, thì trước khi kí Nghị định số 11 và 12/2008 ông Dũng phải trả lời hai câu hỏi: 1. Chế độ tòa án và luật pháp hiện nay của chế độ toàn trị ở VN đang bảo vệ ai? Bảo vệ những người thấp cổ bé miệng, hay đang làm hộ pháp cho những người có quyền lực và tiền của? 2. Công đoàn là một tổ chức nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân, hay chỉ là một cánh tay dài của ĐCS và đang tiếp tay với phía chủ để đàn áp và bóc lột công nhân?
Về câu hỏi thứ nhất, Nguyễn Tấn Dũng đã thừa hiểu là, dưới chế độ pháp chế XHCN thì hệ thống tòa án nhân dân và luật pháp chỉ là sự thừa hành của chế độ toàn trị của ĐCS, mà thực tế là quyền sinh sát nằm trong tay một số nhân vật có quyền lực trong BCT và được sự toa dập của một số „quan cách mạng“ ở các địa phương. Quốc hội (QH) làm luật pháp, nhưng 99% đại biểu QH là đảng viên ĐCS. Nó chỉ đại diện cho khoảng trên 3 triệu đảng viên, tức khoảng 3,5 % dân số VN. Chính nhiều thẩm phán, luật sư đã cho báo chí của chế độ biết là, nhiều bản án đã được các Bí thư tỉnh ủy, thành ủy định sẵn. Các mảnh giấy viết tay của các Ủy viên BCT còn có uy lực cao hơn pháp luật. Chủ nghĩa „phong bì“ đánh bại cả các nguyên tắc vô tư, công bằng và nghiêm minh của các thẩm phán và giám sát …Ngay cả Ủy viên TUĐ Nguyễn Văn Hiện, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và hiện là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cải cách Tư pháp, đã từng nói trước QH là phải „vơ vét cả những người không đủ tiêu chuẩn làm thẩm phán.“ (13) Và „tòa án xử cách nào cũng được“! Chính vì lời nói ngay thẳng và bộc trực của Nguyễn Văn Hiện đã làm Ủy viên BCT Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch QH ngồi bên cạnh rất nhột. (14)
Các vụ tham nhũng và xà sẻo công quĩ của các tham quan trong các công trình xây dựng vẫn tiếp tục tràn lan, mặc dù Luật phòng và chống tham nhũng đã có hiệu lực từ hai năm qua và chính Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng và chống tham nhũng. Mới đây Ủy viên BCT kiêm Phó thủ tướng và Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng và chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng cũng đã phải xác nhận là, mặc dầu Nguyễn Tấn Dũng ra các Chỉ thị cho các bộ và chính quyền địa phương báo cáo các vụ tham nhũng. Nhưng hầu như chẳng có bộ nào hay tỉnh-thành nào tự động tố cáo hoặc khám phá ra các vụ tham nhũng. Tình trạng „đâu lại vào đấy“ vẫn rất phổ biến.(15) Điều này không lạ, vì chính ngay Nông Đức Mạnh, người cầm đầu chế độ, đã từng dùng quyền lực không cho đem vụ tham nhũng động trời PMU 18 ra thảo luận trước Đại hội 10 vào đầu năm 2006, vì muốn bảo vệ thân nhân và vây cánh đã ăn bẩn cả hàng tỉ đồng trong nhiều công trình xây dựng do tiền vay và viện trợ của nước ngoài!
Về câu hỏi thứ hai liên quan tới vai trò của Công đoàn, không ai xa lạ là Công đoàn do ĐCS lập ra, nó là công cụ của chế độ. Nói trắng ra nó là công cụ của một số người có quyền lực nhất và phải phục vụ nhóm ngưới có quyền lực này. Ngay cả bà Cù Thị Hậu, nguyên Ủy viên TUĐ và cựu Chủ tịch Công đoàn cũng đã từng xác nhận sự thờ ơ của đại diện Công đoàn trong các xí nghiệp đối với các quyền lợi chính đáng của công nhân. Ngay cả Hội nghị Ban chấp hành của Công đoàn vào cuối tháng 1 vừa qua cũng xác nhận tệ trạng này. Báo chí trong nước cũng phải nhìn nhận là, trong nhiều xí nghiệp có chủ nhân là người nước ngoài thì đại diện của Công đoàn hoạt động rất mờ nhạt, thậm chí không dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi của công nhân và ở nhiều nơi còn đứng về phía chủ nhân để được hưởng các lợi ích riêng!
Tóm lại, Nguyễn Tấn Dũng hiểu rất rõ hai việc: 1.Các công nhân VN làm việc trong các xí nghiệp nước ngoài đang bị giới chủ nhân nước ngoài bóc lột và đầy ải với sư làm ngơ hoặc tiếp tay của Công đoàn. 2. Các tòa án nhân dân và luật pháp XHCN vừa bất công với những người thấp cổ bé miệng, vừa bất lực trước những người có quyền lực và tiền bạc. Biết rất rõ như vậy, nhưng tại sao Nguyễn Tấn Dũng lại vừa kí hai Nghị định số 11 và 12/2008 giao cho các toàn án xử các cuộc „đình công bất hợp pháp“ và giao cho Công đoàn tăng gia kiểm soát công nhân? Nói trắng ra là, tại sao Nguyễn Tấn Dũng lại ra tay bảo vệ cho các chủ nhân tư bản nước ngoài bóc lột sức lao động và đàn áp hàng triệu công nhân VN?
***
Ai theo dõi các hoạt động của Nguyễn Tấn Dũng trong tư cách là Thủ tướng gần hai năm qua sẽ có nhận định chung là, ông Dũng là người rất tôn thờ chủ nghĩa anh hùng cá nhân, thích được tiếng là Thủ tướng đã lập được tăng trưởng kinh tế lên cao nhất. Tăng trưởng kinh tế từ 7% các năm trước đã tăng lên gần 8,5 % trong năm 2007 và ông Dũng đưa ra mục tiêu là năm nay phải đạt tới 9%. Để đạt tham vọng này, Nguyễn Tấn Dũng và nhóm lãnh đạo hiện nay đã khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài gia tăng đầu tư vào VN. Vì thế mức tăng trưởng đầu tư của nước ngoài vào VN đã từ 12 tỉ USD (2006) tăng lên 20,3 tỉ USD (2007)(16), nghĩa là tăng vào khoảng 66%. Đây là mức đầu tư cao nhất của nước ngoài vào VN từ trước tới nay.
Chính vì thế, để thu hút đầu tư nước ngoài ở mức cao, -trong đó phần chính từ Đại Hàn, Đài loan, Hồng công và Nhật bản- chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tục duy trì đồng lương của công nhân ở mức thấp, trì hoãn ban bố các đạo luật nhằm bảo đảm quyền lợi lao động, y tế, xã hội và bảo hiểm cho công nhân!
Nay chính Nguyễn Tấn Dũng đã lại ra tay kí hai Nghị định 11 và 12/2008 cấm công nhân „đình công bất hợp pháp“ và giao cho Công đoàn kiểm soát công nhân nghiêm ngặt hơn nữa. Nguyễn Tiến Dũng biết rằng, với nguồn đầu tư của nước ngoài đang gia tăng mạnh vào VN thì thời gian tới sẽ có hàng loạt các xí nghiệp ngoại quốc được lập ra ở VN. Cho nên sẽ có hàng trăm ngàn nông dân VN bỏ xóm làng lên các thành phố và các trung tâm chế xuất kiếm công ăn việc làm, mặc dù biết rằng sẽ bị chủ nhân ngoại quốc bóc lột và đày ải. Trong tình trạng đó thì các cuộc đình công bộc phát của công nhân sẽ nổ ra nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra những bất ổn xã hội và chính trị khó lường trước được. Vì thế Nghị định số 11 và 12/2008 mà Nguyễn Tấn Dũng vừa kí trước dịp Tết Mậu Tí là nhằm ngăn chặn ngay từ trong trứng nước làn sóng đình công của công nhân muốn đứng lên bảo vệ các quyền lợi lao động về lương bổng, y tế và bảo hiểm… chính đáng của mình!
Tuy kinh tế VN gia tăng cao trong thời gian qua, đây là sự đóng góp to lớn của gần 8 triệu công nhân VN. Vì họ đã sản xuất một khối lượng hàng hóa chiếm hơn 50 % tổng sản phẩm quốc nội và đóng góp trên 60% ngân sách Nhà nước.[17] Nhưng phần lớn giới công nhân đã không được hưởng những lợi ích của sự tăng trưởng này. Cuộc sống của họ và gia đình còn cơ cực cả hơn thời thực dân Pháp. Chỉ có hai giới được hưởng lợi lớn nhất là các chủ tư bản ngoại quốc, trong đó phần lớn là các xí nghiệp của Đại Hàn, Đài loan, Hồng công và Nhật bản. Giới thứ hai được chia hưởng lợi là bọn tham quan trong các cơ quan của Đảng, Chính phủ từ trung ương tới các địa phương. Họ đã lợi dụng những sự đầu tư ngày càng lớn của tư bản nước ngoài đề làm giầu nhanh và bất chính bằng nhiều mánh lới và ngõ ngách khác nhau. Từ môi giới trong việc lập và giao kế hoạch đầu tư, tới làm trung gian buôn bán đất đai, xây dựng các hạ tầng cơ sở trong các trung tâm chế xuất hay các khu nghỉ hè và các khách sạn cho các chủ nhân tư bản nước ngoài; tới việc làm môi giới tuyển lựa công nhân… Họ đã tự biến thành bọn cai thầu cho các chủ nhân tư bản nước ngoài trong việc bóc lột sức lao động và đày ải hàng triệu công nhân VN. Vai trò làm trung gian và môi giới của họ cũng tàn bạo và vô cảm như nhóm cai thầu thời thực dân Pháp trước đây!
Trong bối cảnh này thì những người cầm đầu chế độ toàn trị hiện đang đóng vai trò rất tích cực. Trong khi Nguyễn Tấn Dũng cổ súy cho sự tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, nhất là trên giá để hàng triệu công nhân bị bóc lột và nghèo đói, thì Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết trong các chuyến thăm Nam Hàn và Nhật bản vừa qua đã được các nhà tư bản hàng đầu của hai nước chiều chuộng và tâng bốc. Vì thế, hai người này ngoài cửa miệng thì vẫn tự nhận là lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhưng Nông Đức Mạnh đã từng tuyên bố là „hoan nghênh và tiếp tục tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn quốc làm ăn ổn định lâu dài tại VN.“(18). Còn Nguyễn Minh Triết đã hồ hởi lên tiếng „khuyến khích và tạo thuận lợi tối đa để các công ti Nhật bản lựa chọn VN đặt cơ sở sản xuất công nghệ cao..“ (19)
Rõ ràng các lời chào đón bọn tư bản nước ngoài trên đây của những „lãnh tụ anh minh của giai cấp công nhân“ đã minh chứng chủ trương liên kết của họ với bọn tư bản nước ngoài theo đúng bài bản là thực hiện sâu sát chủ nghĩa „miễn là mình béo mặc cho thiên hạ gầy“. Sau những mời đón trịnh trọng tư bản nước ngoài của Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết thì hai Nghị định số 11 và 12/2008 của Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cấm công nhân không được „đình công bất hợp pháp“ là cao điểm của chủ trương quyết bảo vệ quyền lợi của giới chủ tư bản nước ngoài trong việc bóc lột và đày ải hàng triệu công nhân VN! Thâm ý của họ là dùng tiền bạc của tư bản nước ngoài để củng cố địa vị và giữ vững chế độ toàn trị! Chính điều này đã vạch rõ tâm địa thực sự của những người vẫn tự mệnh danh là những “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân”!
Với chủ trương "kinh tế thị trường định hướng XHCN“ trong đó bao gồm hai vế chính: 1. Duy trì và tăng cường bộ máy đàn áp của chế độ toàn trị để bảo vệ các quyền lợi phe nhóm. Biến các cơ quan nhà nước thành các công cụ phục vụ lợi ích riêng tư của những người có quyền-tiền. 2. Cấu kết với tư bản nước ngoài để cùng chia lợi nhuận bất chính, bằng cách cho tư bản nước ngoài ồ ạt vào làm ăn tại VN theo các điều kiện dễ dãi nhất, khiến cho họ có thể thu lại lợi nhuận cao nhất và nhanh nhất xuyên qua sự bóc lột sức lao động với đồng lương đói rách của công nhân VN. Chính sách toa dập của những người cầm quyền tự mệnh danh là XHCN với bọn tư bản bóc lột đang diễn ra công khai hiện nay ở VN chỉ là một sự lập lại chủ trương toa dập giữa tầng lớp vua chúa phong kiến với bọn tư bản bóc lột trong giai đoạn kinh tế tư bản rừng rú ở Âu châu trước đây vài thế kỉ!
Chế độ tư bản rừng rú đó đã bị nhân dân lao động và các thành phần tiến bộ ở Âu châu khi ấy đứng lên tiêu diệt. Chế độ toàn trị hiện nay ở VN chắc chắn cũng phải chịu chung số phận này do sự đứng lên đấu tranh của nhân dân lao động, những người dân chủ đa nguyên và cả những đảng viên CS tiến bộ còn giữ được lòng tự trọng!
Trong Hội nghị Trung ương (HNTU) 6 vừa qua vào giữa tháng 1.2008 nhóm lãnh đạo ĐCSVN đã đưa ra thảo luận một trong số chủ đề chính là "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước“. Trong diễn văn bế mạc ngày 22.1 Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói, ĐCSVN từ trước tới nay là “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân”:
"Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc; là đội tiên phong của giai cấp công nhân,“(1)
Lời tuyên bố của Nông Đức Mạnh chưa ráo mực thì ngày 30.1.08 Ủy viên Bộ chính trị (BCT) kiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí hai Nghị định số 11 và 12/2008 bắt công nhân phải “bồi thường thiệt hại” cho chủ nhân trong các cuộc đình công mà họ gọi là “bất hợp pháp”, giao cho các tòa án xét xử các vụ đình công này và Công đoàn Lao động VN (Công đoàn) thi hành.
Chính vào thời điểm gần Tết Mậu Tí nhiều cuộc đình công bộc phát với sự tham dự của hàng chục ngàn công nhân đã diễn ra trong nhiều xí nghiệp ở Đà nẵng, Sài gòn, Vĩnh phúc….Trong đó chủ nhân hầu hết đều là các tư bản nước ngoài. Vì phía chủ đã tìm cách ăn chặn phụ cấp Tết, không trả lương đúng thời hạn, hoặc không cho công nhân được sớm về quê thăm gia đình trong dịp Tết…Sau nhiều lần bị giới chủ nhân cư xử bất công và cũng không được phía Công đoàn bảo vệ, nên công nhân đã phải tự đứng ra tổ chức đình công. Nhưng đối với chế độ toàn trị thì đây là các cuộc đình công “bất hợp pháp”, vì nó gây “thiệt hại cho người sử dụng lao động” (tức chủ nhân). Vì thế, Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định số 11/2008 cấm đình công “bất hợp pháp” và bắt công nhân phải bồi thường thiệt hại:
"Những người được cử làm đại diện cho tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân theo phần trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.“ (2)
Nghị định số 12 còn ghi rõ, chỉ nội một giờ sau khi Thủ tướng coi cuộc đình công là bất hợp pháp thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phải ra lệnh cho Ban chấp hành của Công đoàn ở cơ sở phải đình chỉ ngay cuộc đình công:
"Khi nhận được Quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công của Thủ tướng Chính phủ, trong vòng 1 giờ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải công bố kịp thời cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn), người sử dụng lao động biết và tổ chức thực hiện quyết định hoãn, ngừng đình công.“ (3)
Hai Nghị định số 11 và 12 vừa qua của Nguyễn Tấn Dũng đã tự trưng bày mặt thật của những người lãnh đạo chế độ XHCN vẫn tự nhận là “đại biểu trung thành của giai cấp công nhân” VN. Trong thực tế, với hai Nghị định trên nhóm cầm đầu chế độ toàn trị đang ra sức bảo vệ chủ nhân và còn tiếp tay cho các chủ nhân đang bóc lột và đày ải hàng triệu công nhân VN, đặc biệt là các chủ nhân của một số nước ngoài. Vì thế các công nhân ý thức được quyền lợi về cuộc sống đói rách của mình và gia đình mình đã thấy rất rõ là, những lời tuyên bố của Nông Đức Mạnh tại HNTU 6 rất rỗng tuếch và giả dối!
Thật vậy, ngay những người cầm đầu Công đoàn Lao động VN, một tổ chức của ĐCS dựng lên để kiểm soát giai cấp lao động thay vì bảo vệ quyền lợi của họ, cũng đã phải xác nhận là, trong năm 2007 đã có tới 541 cuộc đình công với sự tham gia của 350.000 công nhân, trong đó phần lớn là các cuộc đình công bộc phát, tức “bất hợp pháp”. Chỉ một tuần lễ trước khi Nguyễn Tấn Dũng kí hai Nghị định với nội dung tiếp tay phía chủ nhân đày ải và tước quyền đình công của công nhân thì tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động VN lần thứ 10, Nguyễn Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng công đoàn, đã xác nhận “thực trạng rất đáng quan tâm trong tình hình công nhân lao động và hoạt động công đoàn”:
”Đó là: Việc làm ở một số ngành, địa phương gặp khó khăn do ảnh hưởng của cúm gia cầm (ngành nông nghiệp, chế biến thuỷ sản); tình trạng nợ đọng, chậm thanh toán vốn XDCB [xây dựng cơ bản ?] khiến nhiều doanh nghiệp XDCB nợ lương công nhân, nợ bảo hiểm xã hội (các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải, xây dựng); một số tỉnh, thành phố khu vực phía nam (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...) thiếu lao động nghiêm trọng, nhất là lao động kỹ thuật và lao động ở ngành dệt may, da giày; nhà ở và điều kiện sống của công nhân lao động các khu công nghiệp-chế xuất vẫn rất bức xúc; tranh chấp lao động, đình công gia tăng (thống kê chưa đầy đủ thì cả nước xảy ra 541 cuộc, với hơn 350.000 lượt người tham gia).”(4)
Hiện nay có gần 8 triệu công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư nhân, trong đó phần chính là trong các nhà máy có vốn đầu tư của nước ngoài. Trước tình cảnh hàng triệu công nhân bị bóc lột và đày ải của phía chủ và công đoàn như thế, thì nhóm cầm đầu CSVN –vẫn tự mệnh danh là “người bảo vệ trung thành quyền lợi của người lao động”- lại đã đứng ra bảo vệ và bênh vực cho bọn chủ nhân trong các xí nghiệp, nhất là trong các trung tâm chế xuất công nghiệp đang được dựng lên ở Hà nội, Sài gòn và các tỉnh phụ cận. Trong các trung tâm này phần lớn là các xí nghiệp ngoại quốc mà chủ nhân là các nhà tư bản Đại Hàn, Đài loan, Hồng kông và Nhật bản. Ưu tiên hàng đầu của họ là làm sao thu được lợi nhuận thật cao và thật nhanh bằng cách trả lương chết đói, bất kể tới tình trạng sức khỏe và cuộc sống vô cùng lầm than của công nhân VN.
Với sự nhắm mắt của Công đoàn và sự làm ngơ của các cơ quan nhà nước, nên giới chủ nhân nước ngoài đã đạp lên cả những luật lao động, dù các luật này mới chỉ đưa ra một số ràng buộc tối thiểu! Tình hình này đã được TS Trần Minh Yến phân tích rõ trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số tháng 10.2007. Ông cho biết, trong tổng số 1281 vụ đình công trong thời gian từ 1995 tới 6.2006, có 66,5% các cuộc đình công của công nhân đã diễn ra trong các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Trong đó số vụ đình công trong các hãng có vốn của Đài loan và Hàn quốc lên tới 36, 3% và 28%. Nghĩa là số vụ đình công ở trong các công ti có vốn của Đài loan và Đại hàn lên tới trên 64% số vụ đình công của công nhân VN trong các công ti có vốn nước ngoài.(5) Hiện nay tỉ lệ này chắc chắn cao hơn nhiều, vì các nhà tư bản hai nước này được hưởng nhiều ưu đãi nên đang đầu tư ngày càng lớn vào VN.
Tệ trạng hàng triệu công nhân VN bị bóc lột và hành hạ trong các xí nghiệp với “100% vốn nước ngoài” cũng đã được Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương đảng (TUĐ) kiêm TBT Tạp chí Cộng sản, trình bày tại cuộc Hội thảo ở Quảng ninh ngày 10.12.07 với chủ đề “Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Thực tiễn vùng mỏ Quảng ninh” với sự hiện diện của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Cuộc Hội thảo này là để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 6 vừa qua. Tạ Ngọc Tấn cho biết:
“Một bộ phận công nhân, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không được bảo đảm về điều kiện làm việc; tiền lương thấp, không đủ bảo đảm đời sống vật chất và tái sản xuất sức lao động; gần một nửa số công nhân chưa được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nói chung chưa được cải thiện đáng kể; nhiều công nhân các khi công nghiệp mới còn phải sống tạm bợ, chật chội trong các phòng trọ, không bảo đảm các tiện nghi tối thiểu, không có các bảo đảm về chăm sóc y tế, giáo dục cho con cái… Tình trạng đình công, bãi công ngày càng tăng…” (6)
Để hiểu rõ cuộc sống đói rách thê thảm như thế nào thì một số báo chí ở trong nước đã tường thuật chi tiết đời sống của hàng triệu công nhân trước Tết Mậu Tí, khi các công nhân đã đứng lên đình công tại nhiều xí nghiệp có chủ nhân là người nước ngoài:
"Một phụ nữ làm 10 năm tại K&K cho biết, lương của chị hiện thời vẫn chỉ là 1 triệu đồng [khoảng 60 Mĩ kim]. Công ty còn không cung cấp bữa ăn chiều như thỏa thuận, khi họ làm tăng ca trong suốt ba tháng qua…"
"Nhiều công nhân của các doanh nghiệp đang có đình công tại Khu chế xuất Tân Thuận cho rằng, họ cần một mức lương cao hơn hiện tại tối thiểu 300.000 đồng và chế độ tăng lương hằng năm phải được căn cứ vào mức độ "leo thang" của vật giá sinh hoạt…”
“Theo phản ánh của nhiều người lao động ngoại tỉnh, chỉ tính thuê nhà và ăn 2 buổi trong ngày, họ đã phải chi khoảng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. "Tiền mua vé xe năm nay tăng hơn năm trước 60% nhưng mức lương thì vẫn vậy nên Tết này chắc không có tiền về quê", một nữ công nhân quê ở Cà Mâu than.“ (7)
"Một số công nhân khác cũng phản ánh, chế độ ăn uống trong Cty là quá khắc khổ, mỗi suất cơm của công nhân trị giá chỉ 2.800đ.“ [nghĩa là chỉ bằng 0,17 Mĩ kim] (8)
Không chỉ phải chịu ngược đãi của chủ nhân trong các bữa cơm quá khắc khổ, vì đồng lương không đủ sống nên hàng trăm ngàn công nhân VN và con cái của họ phải sống chui rúc trong các nhà ổ chuột, phòng trọ của họ như các “chuồng gà”, nhưng vẫn phải thuê với giá cao. Chính báo chí của chế độ cũng đã phải nhìn nhận:
"Bước vào nhà trọ của công nhân (CN) Trương Thị Đan Huyền, chúng tôi thật sự bàng hoàng! Thoạt nhìn, phòng trọ giống như một dãy “chuồng gà”. Dòng kênh nước đen nhờ nhờ rác sau nhà lắm khi tràn lên ngập mắt cá chân. Mỗi phòng rộng 1,2m, dài 1,6m, đủ rộng để đặt hai cái gối nằm và đủ dài để người cao phải ngủ co chân. Quần áo được treo bên vách. Còn mọi đồ dùng cá nhân đều phải đặt lên kệ. Vách và nền phòng đều được ghép bằng loại ván ép cũ, dán giấy loang lổ.“
"…Nhiều lúc nữ CN Công ty thủy hải sản Hải Minh (Q. Thủ Đức, TP.HCM) còn phải kiêm luôn phu khuân vác. Ngoài cắt, rửa, lột da cá, các cô gái còn phải vác cả những con cá mập nặng 70-80kg. Mặc cho kho lạnh rét cắt da, các CN vẫn phải làm. Có lúc tăng ca liên tục, đuối sức, đến ba CN cùng khuỵu xuống ngất xỉu. Làm quần quật nhưng mức lương CN chưa đến 1 triệu đồng/tháng. Ngày 17-10, tập thể CN đã làm đơn kiến nghị xin được tăng lương. Ngay sau đó, ông giám đốc (Đài Loan) đã cho chở năm CN - những người ông nghi ngờ phát động làm đơn - sang một công ty khác. Tại đây, ông ép năm người này nhận quyết định sa thải.“(9)
Những mô tả trên đây của báo chí trong nước cho thấy, đời sống của công nhân VN hiện nay còn cơ cực hơn cả thời thực dân Pháp trong các đồn điền cao su vào đầu thế kỉ trước mà Hồ Chí Minh, người sáng lập chế độ, đã kết án gay gắt. Nhưng sau hơn 60 năm xây dựng chế độ toàn trị và trên 20 năm đổi mới theo „kinh tế thị trường định hướng XHCN“ thì những hậu duệ của HCM đã nhân danh giai cấp công nhân thực hiện các chính sách và biện pháp bất nhân để cho giới tư bản nước ngoài bóc lột và đàn áp công nhân tàn bạo hơn cả bọn thực dân Pháp!
Trong năm qua cuộc sống đói rách của hàng triệu công nhân VN lại còn bị áp lực nặng nề của sự bùng nổ lạm phát ở mức rất cao. Tính tới cuối tháng 1.2008 mức giá cả đã cao hơn một năm trước đó là trên 14%, tức là gần gấp đôi so với mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2007 (trên 8%). Nghiệt ngã hơn nữa là giá cả các loại thực phẩm tăng vùn vụt. Trong năm 2007 giá lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%.(10)
Giữa năm qua Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố hùng hổ là chính phủ của ông cam kết quyết không để vật giá leo thang cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. Nhưng nạn lạm phát phi mã hiện nay đã phủ nhận những lời hứa của Nguyễn Tấn Dũng. Nói đúng ra, các chính sách chống lạm phát của chính phủ đã tỏ ra bất lực. Đấy là chưa kể tới một số chính sách tài chánh của Nguyễn Tấn Dũng đã đi ngược hoàn toàn với mục tiêu chống lạm phát. Nổi cộm nhất là việc ông Dũng đã cho Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian rất ngắn là 7 tháng bỏ ra trên 140.000 tỉ đồng để mua khoảng 9 tỉ Mĩ kim nhằm gia tăng ngoại tệ dự trữ. Trong đó phần chính là phải trang trải cho kim ngạch thâm hụt trong việc buôn bán với Trung Hoa. Chính việc bỏ ra một số tiền khổng lồ trong một thời gian ngắn đã khiến cho lạm phát tiến theo tốc độ phi mã như hiện nay. (11)
Theo tiến sĩ Kinh tế học Lê Đăng Doanh, các chính sách chống lạm phát của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không nhằm phục vụ đại chúng, mà lại chỉ phục vụ „lợi ích nhóm“. Ông cho rằng: "Liệu có một bộ phận nào đó được hưởng lợi khi Nhà nước cứ tiêu nhiều tiền, lập nhiều khu công nghiệp, giải ngân lớn". Chuyên viên kinh tế này rất am tường bề trái của chế độ còn đi đến kết luận và chỉ rõ:
"Những người không đóng góp vào năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp vào ngân sách... thì giàu lên rất nhanh, quá đột ngột.“ Trong khi đó, vẫn theo ông Doanh, thì "chênh lệch giàu nghèo, hay nói cách khác là bất công trong xã hội đã tăng lên.“(12)
***
Trong tư cách là Thủ tướng và Ủy viên BCT, nếu Nguyễn Tấn Dũng thực sự là người bảo vệ quyền lợi người lao động, nhất là những người đang làm trong các xí nghiệp của các chủ nhân nước ngoài, thì trước khi kí Nghị định số 11 và 12/2008 ông Dũng phải trả lời hai câu hỏi: 1. Chế độ tòa án và luật pháp hiện nay của chế độ toàn trị ở VN đang bảo vệ ai? Bảo vệ những người thấp cổ bé miệng, hay đang làm hộ pháp cho những người có quyền lực và tiền của? 2. Công đoàn là một tổ chức nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân, hay chỉ là một cánh tay dài của ĐCS và đang tiếp tay với phía chủ để đàn áp và bóc lột công nhân?
Về câu hỏi thứ nhất, Nguyễn Tấn Dũng đã thừa hiểu là, dưới chế độ pháp chế XHCN thì hệ thống tòa án nhân dân và luật pháp chỉ là sự thừa hành của chế độ toàn trị của ĐCS, mà thực tế là quyền sinh sát nằm trong tay một số nhân vật có quyền lực trong BCT và được sự toa dập của một số „quan cách mạng“ ở các địa phương. Quốc hội (QH) làm luật pháp, nhưng 99% đại biểu QH là đảng viên ĐCS. Nó chỉ đại diện cho khoảng trên 3 triệu đảng viên, tức khoảng 3,5 % dân số VN. Chính nhiều thẩm phán, luật sư đã cho báo chí của chế độ biết là, nhiều bản án đã được các Bí thư tỉnh ủy, thành ủy định sẵn. Các mảnh giấy viết tay của các Ủy viên BCT còn có uy lực cao hơn pháp luật. Chủ nghĩa „phong bì“ đánh bại cả các nguyên tắc vô tư, công bằng và nghiêm minh của các thẩm phán và giám sát …Ngay cả Ủy viên TUĐ Nguyễn Văn Hiện, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và hiện là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cải cách Tư pháp, đã từng nói trước QH là phải „vơ vét cả những người không đủ tiêu chuẩn làm thẩm phán.“ (13) Và „tòa án xử cách nào cũng được“! Chính vì lời nói ngay thẳng và bộc trực của Nguyễn Văn Hiện đã làm Ủy viên BCT Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch QH ngồi bên cạnh rất nhột. (14)
Các vụ tham nhũng và xà sẻo công quĩ của các tham quan trong các công trình xây dựng vẫn tiếp tục tràn lan, mặc dù Luật phòng và chống tham nhũng đã có hiệu lực từ hai năm qua và chính Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng và chống tham nhũng. Mới đây Ủy viên BCT kiêm Phó thủ tướng và Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng và chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng cũng đã phải xác nhận là, mặc dầu Nguyễn Tấn Dũng ra các Chỉ thị cho các bộ và chính quyền địa phương báo cáo các vụ tham nhũng. Nhưng hầu như chẳng có bộ nào hay tỉnh-thành nào tự động tố cáo hoặc khám phá ra các vụ tham nhũng. Tình trạng „đâu lại vào đấy“ vẫn rất phổ biến.(15) Điều này không lạ, vì chính ngay Nông Đức Mạnh, người cầm đầu chế độ, đã từng dùng quyền lực không cho đem vụ tham nhũng động trời PMU 18 ra thảo luận trước Đại hội 10 vào đầu năm 2006, vì muốn bảo vệ thân nhân và vây cánh đã ăn bẩn cả hàng tỉ đồng trong nhiều công trình xây dựng do tiền vay và viện trợ của nước ngoài!
Về câu hỏi thứ hai liên quan tới vai trò của Công đoàn, không ai xa lạ là Công đoàn do ĐCS lập ra, nó là công cụ của chế độ. Nói trắng ra nó là công cụ của một số người có quyền lực nhất và phải phục vụ nhóm ngưới có quyền lực này. Ngay cả bà Cù Thị Hậu, nguyên Ủy viên TUĐ và cựu Chủ tịch Công đoàn cũng đã từng xác nhận sự thờ ơ của đại diện Công đoàn trong các xí nghiệp đối với các quyền lợi chính đáng của công nhân. Ngay cả Hội nghị Ban chấp hành của Công đoàn vào cuối tháng 1 vừa qua cũng xác nhận tệ trạng này. Báo chí trong nước cũng phải nhìn nhận là, trong nhiều xí nghiệp có chủ nhân là người nước ngoài thì đại diện của Công đoàn hoạt động rất mờ nhạt, thậm chí không dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi của công nhân và ở nhiều nơi còn đứng về phía chủ nhân để được hưởng các lợi ích riêng!
Tóm lại, Nguyễn Tấn Dũng hiểu rất rõ hai việc: 1.Các công nhân VN làm việc trong các xí nghiệp nước ngoài đang bị giới chủ nhân nước ngoài bóc lột và đầy ải với sư làm ngơ hoặc tiếp tay của Công đoàn. 2. Các tòa án nhân dân và luật pháp XHCN vừa bất công với những người thấp cổ bé miệng, vừa bất lực trước những người có quyền lực và tiền bạc. Biết rất rõ như vậy, nhưng tại sao Nguyễn Tấn Dũng lại vừa kí hai Nghị định số 11 và 12/2008 giao cho các toàn án xử các cuộc „đình công bất hợp pháp“ và giao cho Công đoàn tăng gia kiểm soát công nhân? Nói trắng ra là, tại sao Nguyễn Tấn Dũng lại ra tay bảo vệ cho các chủ nhân tư bản nước ngoài bóc lột sức lao động và đàn áp hàng triệu công nhân VN?
***
Ai theo dõi các hoạt động của Nguyễn Tấn Dũng trong tư cách là Thủ tướng gần hai năm qua sẽ có nhận định chung là, ông Dũng là người rất tôn thờ chủ nghĩa anh hùng cá nhân, thích được tiếng là Thủ tướng đã lập được tăng trưởng kinh tế lên cao nhất. Tăng trưởng kinh tế từ 7% các năm trước đã tăng lên gần 8,5 % trong năm 2007 và ông Dũng đưa ra mục tiêu là năm nay phải đạt tới 9%. Để đạt tham vọng này, Nguyễn Tấn Dũng và nhóm lãnh đạo hiện nay đã khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài gia tăng đầu tư vào VN. Vì thế mức tăng trưởng đầu tư của nước ngoài vào VN đã từ 12 tỉ USD (2006) tăng lên 20,3 tỉ USD (2007)(16), nghĩa là tăng vào khoảng 66%. Đây là mức đầu tư cao nhất của nước ngoài vào VN từ trước tới nay.
Chính vì thế, để thu hút đầu tư nước ngoài ở mức cao, -trong đó phần chính từ Đại Hàn, Đài loan, Hồng công và Nhật bản- chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tục duy trì đồng lương của công nhân ở mức thấp, trì hoãn ban bố các đạo luật nhằm bảo đảm quyền lợi lao động, y tế, xã hội và bảo hiểm cho công nhân!
Nay chính Nguyễn Tấn Dũng đã lại ra tay kí hai Nghị định 11 và 12/2008 cấm công nhân „đình công bất hợp pháp“ và giao cho Công đoàn kiểm soát công nhân nghiêm ngặt hơn nữa. Nguyễn Tiến Dũng biết rằng, với nguồn đầu tư của nước ngoài đang gia tăng mạnh vào VN thì thời gian tới sẽ có hàng loạt các xí nghiệp ngoại quốc được lập ra ở VN. Cho nên sẽ có hàng trăm ngàn nông dân VN bỏ xóm làng lên các thành phố và các trung tâm chế xuất kiếm công ăn việc làm, mặc dù biết rằng sẽ bị chủ nhân ngoại quốc bóc lột và đày ải. Trong tình trạng đó thì các cuộc đình công bộc phát của công nhân sẽ nổ ra nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra những bất ổn xã hội và chính trị khó lường trước được. Vì thế Nghị định số 11 và 12/2008 mà Nguyễn Tấn Dũng vừa kí trước dịp Tết Mậu Tí là nhằm ngăn chặn ngay từ trong trứng nước làn sóng đình công của công nhân muốn đứng lên bảo vệ các quyền lợi lao động về lương bổng, y tế và bảo hiểm… chính đáng của mình!
Tuy kinh tế VN gia tăng cao trong thời gian qua, đây là sự đóng góp to lớn của gần 8 triệu công nhân VN. Vì họ đã sản xuất một khối lượng hàng hóa chiếm hơn 50 % tổng sản phẩm quốc nội và đóng góp trên 60% ngân sách Nhà nước.[17] Nhưng phần lớn giới công nhân đã không được hưởng những lợi ích của sự tăng trưởng này. Cuộc sống của họ và gia đình còn cơ cực cả hơn thời thực dân Pháp. Chỉ có hai giới được hưởng lợi lớn nhất là các chủ tư bản ngoại quốc, trong đó phần lớn là các xí nghiệp của Đại Hàn, Đài loan, Hồng công và Nhật bản. Giới thứ hai được chia hưởng lợi là bọn tham quan trong các cơ quan của Đảng, Chính phủ từ trung ương tới các địa phương. Họ đã lợi dụng những sự đầu tư ngày càng lớn của tư bản nước ngoài đề làm giầu nhanh và bất chính bằng nhiều mánh lới và ngõ ngách khác nhau. Từ môi giới trong việc lập và giao kế hoạch đầu tư, tới làm trung gian buôn bán đất đai, xây dựng các hạ tầng cơ sở trong các trung tâm chế xuất hay các khu nghỉ hè và các khách sạn cho các chủ nhân tư bản nước ngoài; tới việc làm môi giới tuyển lựa công nhân… Họ đã tự biến thành bọn cai thầu cho các chủ nhân tư bản nước ngoài trong việc bóc lột sức lao động và đày ải hàng triệu công nhân VN. Vai trò làm trung gian và môi giới của họ cũng tàn bạo và vô cảm như nhóm cai thầu thời thực dân Pháp trước đây!
Trong bối cảnh này thì những người cầm đầu chế độ toàn trị hiện đang đóng vai trò rất tích cực. Trong khi Nguyễn Tấn Dũng cổ súy cho sự tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, nhất là trên giá để hàng triệu công nhân bị bóc lột và nghèo đói, thì Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết trong các chuyến thăm Nam Hàn và Nhật bản vừa qua đã được các nhà tư bản hàng đầu của hai nước chiều chuộng và tâng bốc. Vì thế, hai người này ngoài cửa miệng thì vẫn tự nhận là lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhưng Nông Đức Mạnh đã từng tuyên bố là „hoan nghênh và tiếp tục tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn quốc làm ăn ổn định lâu dài tại VN.“(18). Còn Nguyễn Minh Triết đã hồ hởi lên tiếng „khuyến khích và tạo thuận lợi tối đa để các công ti Nhật bản lựa chọn VN đặt cơ sở sản xuất công nghệ cao..“ (19)
Rõ ràng các lời chào đón bọn tư bản nước ngoài trên đây của những „lãnh tụ anh minh của giai cấp công nhân“ đã minh chứng chủ trương liên kết của họ với bọn tư bản nước ngoài theo đúng bài bản là thực hiện sâu sát chủ nghĩa „miễn là mình béo mặc cho thiên hạ gầy“. Sau những mời đón trịnh trọng tư bản nước ngoài của Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết thì hai Nghị định số 11 và 12/2008 của Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cấm công nhân không được „đình công bất hợp pháp“ là cao điểm của chủ trương quyết bảo vệ quyền lợi của giới chủ tư bản nước ngoài trong việc bóc lột và đày ải hàng triệu công nhân VN! Thâm ý của họ là dùng tiền bạc của tư bản nước ngoài để củng cố địa vị và giữ vững chế độ toàn trị! Chính điều này đã vạch rõ tâm địa thực sự của những người vẫn tự mệnh danh là những “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân”!
Với chủ trương "kinh tế thị trường định hướng XHCN“ trong đó bao gồm hai vế chính: 1. Duy trì và tăng cường bộ máy đàn áp của chế độ toàn trị để bảo vệ các quyền lợi phe nhóm. Biến các cơ quan nhà nước thành các công cụ phục vụ lợi ích riêng tư của những người có quyền-tiền. 2. Cấu kết với tư bản nước ngoài để cùng chia lợi nhuận bất chính, bằng cách cho tư bản nước ngoài ồ ạt vào làm ăn tại VN theo các điều kiện dễ dãi nhất, khiến cho họ có thể thu lại lợi nhuận cao nhất và nhanh nhất xuyên qua sự bóc lột sức lao động với đồng lương đói rách của công nhân VN. Chính sách toa dập của những người cầm quyền tự mệnh danh là XHCN với bọn tư bản bóc lột đang diễn ra công khai hiện nay ở VN chỉ là một sự lập lại chủ trương toa dập giữa tầng lớp vua chúa phong kiến với bọn tư bản bóc lột trong giai đoạn kinh tế tư bản rừng rú ở Âu châu trước đây vài thế kỉ!
Chế độ tư bản rừng rú đó đã bị nhân dân lao động và các thành phần tiến bộ ở Âu châu khi ấy đứng lên tiêu diệt. Chế độ toàn trị hiện nay ở VN chắc chắn cũng phải chịu chung số phận này do sự đứng lên đấu tranh của nhân dân lao động, những người dân chủ đa nguyên và cả những đảng viên CS tiến bộ còn giữ được lòng tự trọng!