DỊCH VỤ CUNG CẤP QUÀ TẾT - GIAO HÀNG TẬN NƠI

Cung cấp tất cả các lọai thực phẩm, hàng tết, quà tết, giỏ quà tết, giỏ quà gói sẳn, bia, ruợu, nước giải khát... Vui lòng liên hệ Hotline để biết thêm chi tiết: 0979 77 83 77

Hằng năm, Tết là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình đến bạn bè, người thân, đối tác, hay nhân viên bằng những món quà thật ý nghĩa đã trở thành truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, công việc cuối năm luôn tất bật làm cho chúng ta không có thời gian để làm công việc thật ý nghĩa này.

Hiểu được điều đó, chúng tôi đã phát triển trang website www.quatet.vn cung cấp những giỏ quà Tết chất lượng phục vụ nhu cầu của quý khách hàng.

Bạn là doanh nhân muốn tặng quà cho đối tác hay nhân viên để tri ân những đóng góp của họ cho sự thành công của bạn. Hay bạn muốn tặng những món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè.

Hãy đến với www.quatet.vn

Chúng tôi chuyên cung cấp:

- Giỏ quà Tết gói sẵn.

- Rượu, bánh, kẹo, bia, nước ngọt,...

- Dịch vụ gói quà theo yêu cầu.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trưng Bày và Bán Hàng tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Cậu Bé Vàng.

Địa chỉ: 158/7/39 Hoàng Hoa Thám, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. (Sơ Đồ)

Điện thoại: 08 6276 15 17

Hotline: 0979 77 83 77 - Ms Tâm

website: http://www.quatet.vn


CÙNG BẠN TƯNG BỪNG ĐÓN XUÂN!!!

Bận rộn vẫn nấu bánh chưng Tết

Bà Thanh (63 tuổi, Mai Động, Hà Nội) vừa mua về một chiếc nồi nhôm thật to và dày để nấu bánh chưng. Dù công việc buôn bán càng về cuối năm càng bận rộn, không Tết nào bà bỏ qua "thủ tục" này.

Sau mỗi cái Tết, mặt hàng bánh chưng lại được bán nhiều hơn ở các phố, các chợ. Quá bận bịu, đã quen với việc mua đồ làm sẵn, nhà cửa chật chội... là những lý do khiến nhiều gia đình từ bỏ thói quen nấu bánh chưng Tết. Số người biết gói bánh cũng ngày càng ít đi, nhất là ở các thành phố lớn.

Thế nhưng ngay giữa thủ đô Hà Nội, hiện vẫn có rất nhiều gia đình duy trì truyền thống này, dù họ cũng bận rộn với công việc làm ăn. Trong đó có gia đình bà Thanh.

Gói bánh chưng - điều không thể thiếu để tạo nên không khí Tết thực sự. Ảnh: Minh Thuỳ

"Bánh chưng mua người ta làm cũng khéo đấy, nhưng tôi ăn không thấy ngon. Phải mình làm mới thấy vị Tết" - bà hồ hởi nói. Mọi năm, nhà bà Thanh làm chừng 8 cái bánh chưng, nấu làm hai đợt trong chiếc nồi áp suất. Theo bà, dùng nồi này bánh chín rất nhanh nhưng mùi vị kém ngon, vỏ bánh cũng không đẹp. Thế nên Tết này bà sắm một cái nồi thường thật to. Nồi to nấu vừa có không khí Tết, vừa có bánh cung cấp luôn cho gia đình hai cô con gái.










Mấy hôm trước, một người họ hàng của bà Thanh ở Sóc Sơn đã chở sang cho mấy gộc cây khô, dùng để đun bánh cho đượm. Bà cho biết khoảng 25-26 tháng chạp sẽ đi mua đỗ xanh, gạo nếp và các gia vị, 27 mua lá dong, dây lạt và 28 bắt đầu gói. Bếp sẽ được đặt giữa sân rộng, đỏ lửa qua đêm, đến 29 Tết là đã có bánh để bày bàn thờ.

"Tôi rất thích cái cảm giác vội vã cuống quýt khi vừa phải chăm lo cửa hàng, vừa cắt đặt con cháu đứa này rửa lá dong, đứa kia lo đổ nước và canh lửa cho nồi bánh. Nhà cứ náo loạn lên, nhưng là kiểu náo loạn vui" - bà Thanh cười nói.

Còn chị Mai (42 tuổi, quận Hai Bà Trưng) cũng đã lên kế hoạch làm bánh chưng Tết, dù năm nào nhà chị cũng được bố mẹ, bạn bè, anh em cho rất nhiều. Chị cho rằng không nấu thì thật thiệt thòi, nếu nhiều quá thì lại đem biếu, càng vui.

Mai làm cho một công ty nước ngoài, chỉ được nghỉ từ 30 Tết nên việc chuẩn bị nguyên liệu làm bánh đều phải tranh thủ ngoài giờ. Năm nay, chị dự tính đêm 29 mới rửa lá và đãi đỗ, ngâm nếp, sáng 30 gói và đun bằng nồi áp suất cho nhanh, kịp có bánh chưng trên bàn thờ trước giao thừa.

"Mấy đứa con tôi cứ trêu mẹ là suốt ngày la mắng con, kêu thời gian không có trong khi việc gì cũng đến tay mẹ, thế mà Tết vẫn cố làm bánh chưng để rước khổ vào người" - Mai tâm sự. Nói vậy nhưng hai con trai của chị đều rất thích nhà gói bánh. Từ bé đến giờ, Tết nào hai cậu cũng được mẹ gói riêng cho mấy chiếc bánh chưng tí hon, có đánh dấu của từng đứa. Năm nay cả hai đều đã là học sinh cấp 2, cậu cả đã lên lớp 9 nhưng vẫn dứt khoát không chịu từ bỏ quyền lợi đặc biệt này.

Không chỉ những ông bà chủ gia đình nhiều tuổi mới tha thiết với việc gói bánh. Rất nhiều người trẻ cũng muốn được hưởng không khí Tết cổ truyền qua việc nấu bánh chưng, trong đó có anh Long, 28 tuổi, ở quận Thanh Xuân. Anh cho biết chưa Tết nào nhà phải mua bánh ngoài; thường thì mẹ anh đảm nhiệm khâu chuẩn bị, bố gói, còn Long canh lửa, đổ thêm nước.

"Năm nay mới lấy vợ, ra ở riêng nên tôi phải chủ trì việc gói bánh, vợ tôi là trợ lý" - Long cười.










Còn nhà chị Thu (27 tuổi, Nghĩa Tân, Cầu Giấy) đã mua bánh chưng sẵn từ nhiều năm nay, nhưng Tết Mậu Tý này sẽ khác. "Tôi vẫn nhớ như in những đêm giáp Tết hồi còn bé, vừa ngủ gật vừa canh nồi bánh, nhưng vẫn không chịu đi ngủ. Có hôm vừa ngồi một lúc đã ngủ mất, sáng ra thấy nằm trên giường, bánh chưng thì đã sắp hàng trên bàn rồi, tôi ức quá khóc òa lên, mẹ dỗ mãi mới nín" - Thu bồi hồi kể.

Muốn thấy lại những cảm xúc Tết của thời bé, và để con mình cũng được hưởng không khí Tết cổ truyền, năm nay Thu quyết tâm dẹp bỏ sự ngần ngại để nấu bánh: "Tôi sẽ duy trì điều này trong những Tết sau nữa, con tôi 3 tuổi, cũng đã biết cảm nhận rồi". Để đông vui, chị đã rủ thêm vài người bạn đến nấu chung, đó là những người nhà quá bé, không tiện để đặt nồi.

Không ít người quen khác của Thu tuy chật chội vẫn muốn tạo không khí náo nức, bận bịu, ấm cúng của nồi bánh Tết ngay trong nhà mình. Mặc dù xu hướng sắm Tết kiểu "công nghiệp" - tức mua đồ dùng sẵn - đang ngày một rõ rệt nhưng với họ, cũng như nhiều gia đình khác, thiếu nồi bánh chưng tự nấu, hương vị ngày Tết sẽ ít nhiều nhạt đi.

Hải Hà