DỊCH VỤ CUNG CẤP QUÀ TẾT - GIAO HÀNG TẬN NƠI
Hằng năm, Tết là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình đến bạn bè, người thân, đối tác, hay nhân viên bằng những món quà thật ý nghĩa đã trở thành truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, công việc cuối năm luôn tất bật làm cho chúng ta không có thời gian để làm công việc thật ý nghĩa này.
Hiểu được điều đó, chúng tôi đã phát triển trang website www.quatet.vn cung cấp những giỏ quà Tết chất lượng phục vụ nhu cầu của quý khách hàng.
Bạn là doanh nhân muốn tặng quà cho đối tác hay nhân viên để tri ân những đóng góp của họ cho sự thành công của bạn. Hay bạn muốn tặng những món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè.
Hãy đến với www.quatet.vn
Chúng tôi chuyên cung cấp:
- Giỏ quà Tết gói sẵn.
- Rượu, bánh, kẹo, bia, nước ngọt,...
- Dịch vụ gói quà theo yêu cầu.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trưng Bày và Bán Hàng tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Cậu Bé Vàng.
Địa chỉ: 158/7/39 Hoàng Hoa Thám, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. (Sơ Đồ)
Điện thoại: 08 6276 15 17
Hotline: 0979 77 83 77 - Ms Tâm
website: http://www.quatet.vn
Xa lắm, Tết thiếu nhi!
(Dân trí) - Tết thiếu nhi của bé Dung là một bắp ngô. Nhưng Dung cũng chẳng được hưởng nguyên chiếc vì bố cháu đã bẻ đôi để chia cho người chị một nửa. Nhìn bé Dung chập chững bước đi, tay đưa chiếc bắp ngô lên miệng mà nước mắt tôi cứ trực trào ra...
Mồng 1/6 đang điểm từng giờ, nhưng ở xã Thạnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi vừa xảy ra vụ sập núi đá kinh hoàng cuối tháng 12/2007 vừa qua thì dường như không ai biết đến ngày Quốc tế thiếu nhi. Những đứa trẻ ở vùng quê nghèo khó cứ lặng lẽ đùa nghịch cho Tết trôi qua.
Cơn mưa rào đột ngột dội xuống làm không khí miền quê nghèo khó Thạch Bàn càng thêm ảm đạm. Xe chúng tôi lăn bánh khắp các thôn xóm nhưng không thấy một băng rôn cổ động, cũng chẳng nghe người dân nhắc đến ngày hội của các cháu.
Bà cụ gầy gòm, hốc hác ngồi tựa lưng vào vách ở một ngôi nhà chừng 40m2 trông đám cháu nhỏ đang nô đùa ở xóm 7 ấy là bà Dương Thị Cháu. Gia đình bà Cháu vừa trải qua những mất mát đau thương khi hai con dâu bà tử nạn trong vụ sập núi đá.
Bà Cháu có đến 8 cháu nhỏ, thì 5 trong số đó đã mồ côi mẹ. “Cả 5 đứa là cháu nội của tui. Đứa lớn 11 tuổi, đứa bé 13 tháng tuổi. 3 đứa là con thằng con trai đầu. Hai đứa nhỏ là con của thằng con trai kế. Hôm sập núi đá 2 đứa con dâu đã ra đi để chúng lại cho bố, cho đôi vợ chồng già này”, bà Cháu kể.
Nhắc đến Tết thiếu nhi, bà Cháu sụt sùi nước mắt: “Mấy bữa ni nghe đài nói chỗ này chỗ nọ những ông bố, bà mẹ lo sắm áo quần, tổ chức vui chơi cho các cháu, nhưng khi nhìn đám cháu yếu đuối, nhìn hai đứa con trai chạy ăn từng bữa mà rơi nước mắt. Không có kẹo, không có tết cho các cháu buồn lắm, nhưng biết làm sao khi miếng ăn hàng ngày còn chưa đủ”.
Người con trai thứ của bà Cháu, anh Võ Ngọc Cường từ trong ngôi nhà nhỏ đi ra vội bế lên tay đứa con thơ dại. Anh cho biết, hôm xảy ra vụ sập núi đá khiến vợ anh thiệt mạng, bé Võ Thị Dung mới tròn 9 tháng tuổi, lúc ấy chưa biết nói, chưa biết đi. Giờ cháu Dung đã 13 tháng tuổi, chập chững biết đi và cũng đã bập bẹ tiếng gọi bà. Nhìn con, anh buồn bã: “Nhà vốn đã nợ nần, vất vả mà mẹ các cháu lại gặp nạn, mất đi. Mọi công việc trong nhà mấy tháng nay đảo lộn. Chỉ công việc nuôi và trông cháu cũng đã mệt lắm rồi. Nhiều lúc nửa đêm cháu nó khóc vì đói sữa thế là tui phải bế cháu khắp làng, đến những gia đình mới sinh con xin cho cháu bú nhờ”.
Cuộc sống chạy ăn từng bữa nuôi con nên anh Cường cũng chẳng nhớ đến Tết thiếu nhi để lo cho hai đứa con cái quần, gói kẹo. Tết thiếu nhi của cháu Dung chỉ là một bắp ngô vừa được anh Cường mua của một người bán dạo. Nhưng Dung cũng chẳng được hưởng nguyên chiếc vì bố cháu đã bẻ đôi để chia cho người chị một nửa. Nhìn bé Dung chập chững bước đi, tay đưa chiếc bắp ngô lên miệng mà nước mắt tôi cứ trực trào ra...
Bé Võ Thị Dung hạnh phúc với món quà là một nửa bắp ngô
Cả ngàn đứa trẻ khác tại Thạch Bàn không trải qua nỗi đau mất mát như 5 đứa cháu của bà Dương Thị Cháu cũng đều có chung một hoàn cảnh: không có Tết thiếu nhi!.
Năm bạn nhỏ ở xóm 6 gồm Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Phương, Võ Thị Trinh, Võ Thị Thùy, Nguyễn Văn Sơn học sinh lớp 4, trường tiểu học Thạch Bàn khiến chúng tôi không khỏi giật mình khi hồn nhiên trả lời khách lạ: “Tết thiếu nhi à chú? Bọn cháu có biết mô. Bọn cháu chỉ biết Tết Trung thu thôi”.
Nói dứt lời, cả 5 bạn nhỏ lại cặm cụi vào công việc gia công hàng mã của mình. Hơn chục ngày nay, từ lúc được nghỉ hè, 5 bạn rủ nhau tìm đến một đại lý chuyên sản xuất hàng mã trong xã xin làm gia công để kiếm tiền. Công việc xếp những miếng gỗ ép mỏng, cuốn giấy lại thành những ô vuông mỗi ngày chỉ mang lại cho các em từ 2 đến 3 nghìn đồng, nhưng em nào cũng rất hăng say. “Bố mẹ cháu vất vả. Bố đi thuyền, nhặt đá, mẹ ở nhà làm ruộng. Cháu phải làm để có tiền mua bút, mua sách”, cô bé Nguyễn Thị Hiền vừa xếp hộp vừa trò chuỵên với chúng tôi.
5 bạn nhỏ làm thêm lấy tiền mua sách vở
Không có tết, không bánh kẹo, không có sân chơi hoành tráng như chốn thị thành, nhưng trên mảnh đất cằn cỗi này lại không thiếu những tiếng cười, và những trò chơi trẻ thơ. Những đứa trẻ ở Thạch Bàn tự tìm cho mình niềm vui khi chúng biến bất cứ nơi nào từ sân nhà, khu vườn, thậm chí là những con đường làng thành sân chơi. Những trò chơi xóa đi nỗi buồn vắng Tết!.
Bài và ảnh: Văn Dũng
Hồ Quỳnh Hương: Hy vọng Tết năm sau sẽ “có đôi”
(Dân trí) - Nhân dịp đầu xuân báo điện tử Dân trí đã có cuộc trò chuyện thân mật với những ca sỹ ngôi sao mà năm qua họ đã gặt hái được nhiều thành công, tạo dấu ấn tốt và là tâm điểm chú ý, thu hút quan tâm của cả báo chí và khán giả.
Khoảnh khắc giao mùa luôn mang đến những cảm xúc khó tả, dịp năm mới mọi người luôn cầu mong những đều tốt đẹp và may mắn nhất sẽ đến với mình và người thân. Cũng như mọi người, đầu năm mới các ca sỹ luôn phải chuẩn bị cho mình những kế hoạch hoạt động cả năm, những dự án âm nhạc lớn được đề ra, những mục tiêu phấn đấu cho nghề nghiệp. Đây cũng còn là dịp họ nhìn lại chặng đường của năm 2007 đã qua để tự tin và vững vàng bước tiếp trong năm mới 2008.
Báo điện tử Dân trí đã có cuộc trò chuyện với những ca sỹ ngôi sao mà trong năm qua họ đã gặt hái được khá nhiều thành công, tạo nhiều dấu ấn tốt và luôn là tâm điểm chú ý, thu hút quan tâm của cả báo chí và khán giả. Đó là các ca sỹ : Lam Trường, Đan Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Thanh Thảo, Hồ Quỳnh Hương, Cẩm Ly, Hồng Ngọc và Hồ Ngọc Hà.
Hãy cùng lắng nghe những tâm sự, bộc bạch đầu năm về chuyện gia đình, những trăn trở của cuộc sống thường nhật, những ước mong nghề nghiệp được bày tỏ và chia sẻ qua loạt bài “Đầu năm tản mạn cùng sao”, với nhân vật “xông đất” là ca sỹ Hồ Quỳnh Hương.
Chào Hồ Quỳnh Hương, Tết này gia đình Hương đón Tết vui chứ, không biết Hương quan niệm thế nào về Tết cổ truyền?
Đối với Hương thì tết cổ truyền là dịp mọi người được nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Được gặp gỡ những người thân, bạn bè, được chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Riêng Hương thì năm nay về Quảng Ninh ăn tết sớm, sau đó phải vội vã bay vào TPHCM để đi hát phục vụ mọi người vui xuân, nghệ sỹ mà, ngày người ta chơi thì mình phải làm, tuy cực nhưng đó là niềm vui của người nghệ sỹ.
Vậy đã bao nhiêu lần Hồ Quỳnh Hương đón Tết xa nhà rồi?
Từ khi là ca sĩ chuyên nghiệp, Hương thường xuyên phải đón Tết xa nhà như năm nay. Hồi đó khi còn là sinh viên thì mới được ăn tết sum vầy cùng gia đình.
Tết thời sinh viên và Tết của một ngôi sao có gì khác nhau?
Khác chứ, tết của sinh viên là Hương mong muốn được về nhà, trước tết là nôn nao cho mau đến tết. Dịp nghĩ tết được ở bên cạnh người thân, được gặp gỡ bạn bè. Còn tết của ca sĩ như Hương là ở trên sân khấu, gặp gỡ khán giả, được hát tặng cho khán giả những ca khúc mới nhất, hay nhất, hot nhất đón xuân sang. Phục vụ khán giả vui trước, mình thì vui sau.
Không còn trẻ nữa, đón Tết “một mình” Hương có có cảm thấy cô đơn không, khi nào thì đón Tết có đôi đây?
Hương chưa bao giờ cảm thấy buồn khi đón tết “một mình” nhưng Hương hi vọng lắm, hi vọng sang năm Hương đón Tết sẽ “có đôi”
Nhìn lại năm 2007, Hương đánh giá như thế nào về năm vừa qua?
Với những giải thưởng Hương có được trong năm qua như giải Top 10 Làn Sóng Xanh 2007, giải thưởng Album Vàng, giải thưởng 10 năm Làn Sóng Xanh và đặc biệt là 3 năm liên tiếp Hương vinh dự nhận được giải Mai Vàng của Báo Người Lao Động.
Riêng ca khúc Honey của Hương cũng được công chúng đón nhận nhiệt tình và album Nonstop cũng được báo giới đánh giá là 1 trong những album thành công trong năm… những điều này làm Hương cảm thấy vui và hạnh phúc rất nhiều. Đây sẽ là những động lực để Hương tự tin bước vào năm 2008 với nhiều dự định lớn hơn.
Giành nhiều giải thưởng lớn... dường như Hương rất có duyên với các giải thưởng?
Hương vẫn luôn cho rằng mình là người may mắn và có duyên với những giải thưởng. Nhưng không có thành công nào được làm nên từ 50% may mắn + 50% cái duyên cả. Mà trong đó, yếu tố nỗ lực cố gắng và công hiến mới đóng nhiều phần trăm nhất vào sự thành công.
Những giải thưởng hàng năm có phải là một trong những tiêu chí phấn đấu trong sự nghiệp của Hương?
Đối với Hương, giải thưởng khẳng định rằng Hương đã nỗ lực và được mọi người đón nhận, được giới chuyên môn công nhận. Còn tiêu chí phấn đấu trong sự nghiệp, ai cũng như Hương thôi, chắc chắn phải là khán giả chứ không phải cái gì khác.
Hương đang âm thầm chuẩn bị cho việc kinh doanh?
Kinh doanh là mục đích không thể thiếu với Diamond Noir. Công việc vẫn đang tiến triển tốt, có thể là khoảng giữa năm Hương sẽ khoe với mọi người dự án này thôi
Công việc ca hát chưa chiếm hết thời gian của Hương sao?
Hương chỉ có ca hát thôi, còn những kế hoạch kinh doanh thì Diamond Noir đã có những người giỏi chuyên môn để đảm đương rồi. Hương không để nhầm lẫn công việc đâu.
Thế còn về âm nhạc, dự định năm 2008 của Hương sẽ như thế nào?
Năm 2008 sẽ là một hình ảnh Hồ Quỳnh Hương càng ngày càng ấn tượng, sâu sắc hơn trong lòng công chúng, chinh phục thêm nhiều khán giả hơn nữa.
Sẽ là một năm bùng nổ của Hương chứ?
Hương hi vọng còn nhiều hơn thế nữa, mọi người sẽ ủng hộ Hương chứ …(Cười).
Hương cầu mong sang năm mới làm hết được tất cả những gì mà công ty Diamond Noir đã vạch ra. Những dự định cá nhân của Hương cũng nhanh chóng thực hiện được.
Cám ơn và chúc Hồ Quỳnh Hương một năm làm việc hăng say, thành công.
Trần Trung Thành
Gả con xa, qua Tết buồn
Tết đến, nhìn nhà người ta sum họp, quây quần, con cái đông đủ, hai cụ không khỏi tủi thân. Ban ngày, bà ra chùa, ông ở nhà tiếp khách, tối đến ngôi nhà vắng lặng. Bà len lén chùi nước mắt vì nhớ con, ông cũng cố nén tiếng thở dài, mắt chăm chú nhìn TV nhưng đầu óc ở đẩu đâu...
Tết sắp đến mà vợ chồng Hà, Nhung vẫn "chiến tranh lạnh". Nguyên do là chị muốn về ăn Tết với mẹ đẻ vì năm nay bà cụ có một mình, lại đang yếu nhưng anh nhất nhất không nghe. Anh còn tuyên bố, nếu chị muốn thì cứ đi một mình và sẽ ly dị luôn.
Anh chị cưới nhau được 6 năm. Hai người sống và làm việc tại Hà Nội nhưng quê anh ở Thái Bình, bố mẹ chị lại tận Vinh nên năm nào vợ chồng cũng về nhà nội ăn Tết.
Năm nay, một em gái vừa đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, đứa nữa cũng mới lấy chồng miền Nam không về được nên chị Nhung rủ chồng về ăn Tết với mẹ để bà đỡ tủi thân. Chị nghĩ, nhà anh có rất nhiều bà con, em gái anh lấy chồng gần nhà, hai đứa em trai đều chưa vợ, gia đình năm nào cũng tụ tập đông đủ nên vắng anh chị cũng không sao. Ai ngờ, anh Hoàng phản đối kịch liệt. Hoàng còn bảo, ở nhà anh không có thói Tết mà con dâu chẳng ở nhà chồng, nếu chị muốn về nhà mẹ đẻ thì để sau.
Hai người cãi nhau kịch liệt về chuyện này. Cuối cùng, anh tuyên bố: "Cô muốn về thì cứ đi một mình. Nhưng nhớ viết đơn ly dị để tôi ký đã". Đến nước này, chị Nhung chỉ còn biết ngồi ôm mặt khóc.
Chung tâm trạng ngậm ngùi như chị Nhung, Vân, kế toán một công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội, lại rơi vào tình cảnh trớ trêu khác.
Trước khi cưới, Vân đã "ra giá" với Quang là cứ một năm ăn tết nhà nội thì năm sau về nhà ngoại vì bố mẹ chỉ có cô là con gái duy nhất, hai cụ đều dân ngụ cư nên không có bà con thân thích xung quanh. Quang cũng đồng ý và còn nói với người yêu: "Anh đối với bố mẹ anh thế nào thì sẽ cư xử với bố mẹ em như thế. Em cứ yên tâm đi".
Sau tết đầu tiên ở nhà chồng, năm nay, Vân đang hí hửng chuẩn bị về quê với cha mẹ đẻ thì bố chồng gọi điện bảo: "Mẹ mày bị mệt, hai đứa thu xếp Tết về sớm mà chuẩn bị". Vân ức phát khóc vì vừa tuần trước về quê, chính Quang đã xin phép để hai đứa năm nay được ăn Tết ở nhà ngoại, mùng 3 sẽ về quê nội. Hôm ấy, Vân chỉ thấy mẹ chồng có vẻ không bằng lòng nhưng chẳng nói gì. Thế mà...
Quang hiểu nỗi lòng vợ nhưng không biết làm thế nào. Anh biết tính mẹ mình, như thế là bà không đồng ý cho con dâu "hồi hương", nếu cứ cố đi, thể nào sau này hai mẹ con sẽ xích mích, rồi bà lại mặt nặng mày nhẹ.
"Nhưng em đã gọi điện thông báo vào ăn tết với bố mẹ từ tháng trước rồi", Vân tấm tức. Cô tưởng tượng ra gương mặt thất vọng của cha mẹ mình giữa đống đồ đã chuẩn bị sẵn để đón con về mà nước mắt tuôn trào.
Tết mang niềm vui đến nhiều nhà. Nhưng dịp đoàn tụ này cũng khiến không ít người phải giấu nước mắt vào trong vì chẳng được ở bên người thân. Đối với các cô gái lấy chồng xa, không được về thăm bố mẹ, lại chẳng được chồng và gia đình chồng cảm thông, nỗi buồn càng nhân lên.
Chị Hảo, một người đã 10 năm ăn Tết nhà chồng tại Sài Gòn, có bố mẹ già đang ở Hà Nam tâm sự: "Mỗi lần đến Tết cũng buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao. Thôi thì, sau này không gả con gái xa và tâm lý với con dâu một chút".
Những bậc cha mẹ có con xa nhà, nhất lại sinh gái một bề mà con không về thăm được thì Tết càng làm tăng nỗi trống trải. Ông bà Vinh Phúc ở Thanh Oai, Hà Tây, cũng ở hoàn cảnh ấy. Ông bà có hai cô con gái, chị đầu lấy chồng tận An Giang, kinh tế khó khăn nên chẳng mấy khi về, Tết lại càng không, cô em theo bạn làm công nhân ở khu công nghiệp Đồng Nai cũng định lập gia đình ở đó. Ngày bình thường, ông bà còn vui với ruộng vườn, bà con lối xóm. Tết đến, nhìn nhà người ta sum họp, quây quần, con cái đông đủ, hai cụ không khỏi tủi thân. Ban ngày, bà ra chùa, ông ở nhà tiếp khách, tối đến ngôi nhà lại vắng lặng. Bà len lén chùi nước mắt vì nhớ con, ông cũng cố nén tiếng thở dài, mắt chăm chú nhìn TV nhưng đầu óc ở đẩu đâu.
Anh Trung ở Gia Lâm, Hà Nội, một người chồng có vợ tỉnh xa bày tỏ: "Đã là cha mẹ hai bên thì đều cần đối xử công bằng, ăn Tết bên này thì cũng phải có lần ăn Tết bên kia. Không lý gì người ta là con dâu tốt mình lại mang tiếng rể tồi". Trước đây, anh vất vả lắm mới cưới được chị vì ông bố góa vợ ở Hòa Bình không muốn cho con lấy chồng xa. Thông cảm cho hoàn cảnh của vợ, Tết năm nào anh cũng sắp xếp thời gian đưa chị và các con về thăm "nhạc phụ", có khi ở mấy ngày liền.
Theo anh, thật ra, đàn ông không mấy ai muốn về nhà vợ vào dịp này cũng như phụ nữ lúc nào chẳng muốn ăn Tết với bố mẹ đẻ. "Có điều, đã xây dựng gia đình thì cả hai phải vì nhau mà cư xử cho đúng, làm sao báo hiếu với cả hai bên bố mẹ. Người già dễ tủi thân lắm", anh tâm sự.
Theo Thùy Minh
VNE
Chương trình “Tết ấm 2008”
Qua nhiều năm tiếp xúc, các thành viên CLB hiểu rằng: Mỗi năm Tết đến thì chưa hẳn nụ cười và niềm vui ấm áp sẽ đến với những em bé đánh giầy giữa đêm giao thừa tại Hồ Gươm, với những gia đình sống cuộc sống bấp bênh trên sóng nước Sông Hồng, với các xóm chạy thận quanh năm lo lắng đấu tranh với tử thần, với nhiều nhiều nữa bao người già neo đơn... Họ cần hơi ấm, cần tình thương hơn bao giờ hết. Mùa đông lạnh giá, rét buốt, hơi ấm của tình người, của những tấm lòng cao cả sẽ mang đến cho người nghèo một món quà ý nghĩa.
Với mong muốn xây dựng một chương trình Tết Nguyên Đán cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, CLB Tình Nguyện Trẻ kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính từ Quý Công ty, đơn vị, các cá nhân và những nhà hảo tâm để những nhiệt huyết và tinh thần tình nguyện của thế hệ trẻ vì cộng đồng được chắp cánh bay cao và bay xa hơn nữa.
Chương trình của nhóm:
* Thời gian: Từ ngày 27/1/2008 – ngày 2/2/2008 (tức ngày 20 ÂL – 26 ÂL) tại 06 địa bàn hoạt động chính của CLB.
* Địa điểm: Hoạt động diễn ra tại 06 địa bàn hoạt động chính của CLB:
· Lớp học “Trái tim Cầu Mới”: Nghách 72/178 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân - Hà Nội
· Lớp học “Đồng Xuân – Long Biên”: nhà trọ Phúc Xá - phố Phúc Xá – Ba Đình - Hà Nội
· Lớp học “Bãi Giữa”: khu vạn chài bãi giữa sông Hồng
· Số 75 ngõ Hồng Mai – phố Bạch Mai – Hai Bà Trưng - Hà Nội
· Số 75 ngõ Hồng Mai – phố Bạch Mai – Hai Bà Trưng - Hà Nội
· Trung tâm Bảo trợ xã hội I: thôn Đồng Dầu - xã Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội
· Làng trẻ Hữu Nghị, Trường Mù Nguyễn Đình Chiểu và các Quận Hội Người mù Đống Đa và CLB nghệ thuật trẻ em khuyết tật Trung Tự.
* Hoạt động:
Tại 06 địa bàn hoạt động của CLB, các tình nguyện viên sẽ tập hợp trẻ và tổ chức buổi giao lưu văn nghệ, tặng quà, tổ chức trò chơi chào đón năm mới.
Mỗi trẻ sẽ nhận một gói quà Tết bao gồm: 01 cuốn lịch + 01 hộp mứt + 01 cặp bánh chưng.
* Quyên góp:
Tiếp nhận tài chính tại địa chỉ:
Ngân Hàng Vietcombank: 0011 000 940 569
Chủ tài khoản: Trịnh Ngọc Sáng
* Liên hệ:
Nguyễn Thế Vinh (Chủ tịch CLB): 0168 99 60188 - Email: tinhnguyentre.tnt@gmail.com
Lê Đức Long (Trưởng BTC): 0975 118466 - Email: tinhnguyentre.tnt@gmail.com
Nguyễn Xuân Phương (Thủ quỹ): 0974 00 9760 - Email: tinhnguyentre.tnt@gmail.com
Bánh trôi “thời vụ”… Tết Hàn thực
(Dân trí) - Sáng sớm, bất ngờ vì những gánh bánh trôi trắng rộn phố, xem lại lịch, 3/3 âm lịch - Tết Hàn thực. Không mấy người nhớ lịch, nhưng tết bánh trôi bánh chay vẫn mỗi năm một ngày, vẫn là “dịp làm ăn”, tụ họp ăn chơi của “tứ xứ dân” Hà Nội.
Bánh, đường, bột ngày "lên hương"
Tại chợ Thành Công, dãy hàng chè có tiếng mấy bữa nay đã đổi qua mặt hàng chính - bánh trôi bánh chay và các loại nguyên liệu làm bánh. Nhiều gian hàng 2, 3 nhân công luôn tay vắt bột, nặn bánh. Hai nồi nước trên bếp liên tiếp những mẻ bánh “3 chìm, 7 nổi” được vớt ra đĩa, rắc vừng.
Cô gái trẻ chủ hàng bánh cho biết, thường ngày, cô vẫn làm một vài đĩa bánh trôi bán kèm sữa đậu, thạch nhưng gần Tết Hàn thực, bánh trôi bánh chay trở thành món hàng độc tôn trong một vài ngày. Thứ 7, chủ nhật vừa qua, lượng bánh bán rất tốt, làm luôn tay, hơn chục cân bột chưa kể nhân đường, nhân đậu hết veo trong một buổi chiều. Hôm nay, 3/3 âm, đúng ngày tết hàn thực, khả năng lượng người mua bánh sẽ còn cao hơn nhiều.
Bột, đường, bánh trở thành món hàng "độc tôn" dịp 3/3 âm lịch
Quán chè nào cũng bày sẵn một chậu bột, một bát đường đỏ cắt sẵn thành viên nhỏ, một âu nhân đỗ đã đồ nhuyễn, xào đường… để bán cho các bà các chị mua về tự làm. 20.000đ/kg bột, 4.000đ/lạng đường đỏ, 5.000đ/lạng nhân đậu. Mỗi quán cũng cố hút khách bằng một mảnh bìa quảng cáo cắm trên chậu bột, từ đơn giản như “Bán bột làm bánh trôi” tới các kiểu “à ơi” hơn “A! Bán bột (kèm một hình mặt cười)”, “Bột đây rồi, làm bánh thôi!”…
Đầu chợ Ngọc Hà, gánh bột, đường, đậu của một chị hàng rong chuẩn giọng Hà Tây giá cả xem chừng bình dân hơn nhiều, 12.000đ/kg bột, 3.000đ/lạng nhân đậu giã nhuyễn. Người phụ nữ tầm 37 - 40 tuổi nhà ngay trong ngõ chợ Ngọc Hà lấy 1 kg bột, 2 lạng viên đường đỏ, 3 lạng nhân đậu.
Gánh bột rong "cạnh tranh" nhờ giá bán
Nhà chỉ có 5 người, mỗi năm cô Hòa làm một đĩa bánh trôi, một bát bánh chay chè hoa cau thắp hương ngày Tết Hàn thực, để mỗi người nếm 1 miếng món đồ ăn theo phong tục xưa. Năm nay, lượng bột, đỗ, đường viên cô đều mua nhiều gấp 3, để sáng sớm múc bát chè, vớt đĩa bánh mang quanh mấy nhà hàng xóm, toàn những gia đình sáng đi, tối mịt mới về nhà, chẳng mấy người để ý món quà quê ngày 3/3 âm lịch.
Chị Thục, chủ quán chè đã hơn chục năm nay tại chợ Ngọc Hà thì làm nghề đã thành nếp, mỗi năm, cứ đúng ngày này, cả nhà xoay vần xay bột, đánh đỗ. Cả gian nhà nhỏ chừng 3 chục mét vuông la liệt cối đá, mâm, nồi, chậu… Bột nhà chị vẫn “uy tín” khắp chợ, hàng bánh cuốn, bánh tráng vẫn xếp chỗ, đặt hàng vì bột xay bằng cối đá (gắn mô-tơ) mịn, dẻo tay.
“Vọng”… bánh trôi
Tay thoăn thoắt chấm vừng lên từng viên bánh trôi cho khách chờ ăn, chị Thục phân trần, giá gạo, đỗ, đường đều cao quá, nhảy từng ngày nên đĩa bánh năm nay cũng phải bán đội lên đôi chút. 3/3 năm ngoái, đĩa 15 viên bánh bán 4.000đ, nay lên thành 5.000đ, bát bánh chay - chè hoa cau trước 6.000đ, giờ cũng phải bán 8.000đ.
Tuy nhiên, của “ăn hương ăn hoa”, chẳng mấy người để tâm mặc cả, một năm nhiều lắm cũng chỉ nếm vài ba lần. Ngày tết lễ, chủ yếu để thưởng thức món bánh thanh tịnh, hương dầu hoa bưởi tinh khiết.
Huy động nhân lực tối đa "vụ làm ăn" vài ba ngày
Bà chủ quán chè lại thoăn thoắt xếp sắp gần 100 suất bánh đặt sẵn của công ty đầu tư xây dựng Thiên Phú (21E Thụy Khuê) để mang đi cho kịp giờ. 50 suất bánh - chè đã “xuất xưởng” trước, từ 6h30 sáng, để đưa lên tận khu công nghiệp Đình Xuyên (Vĩnh Phúc) cho mấy chục công nhân xưởng của công ty ăn tết quê.
45 suất khác đã được bà chủ Thiên Phú đặt mang tới khối văn phòng, rải rác mấy địa điểm ở Hà Nội. Người đặt hàng cả lô bánh vui vẻ giải thích, hầu hết người lao động trong công ty đều người ngoại tỉnh, từ quê lên làm ăn, những phong tục quen thuộc này, chủ doanh nghiệp cũng nên quan tâm, chu đáo để anh em thấy thoải mái, gần gũi như ở nhà.
Đúng là tết bánh trôi, bánh chay thường sôi nổi hơn với những người “vọng quê”, nhất là dân mấy tỉnh thành phía bắc: Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương… Thợ thuyền, công chức đã vậy, khối sinh viên xem chừng còn mong dịp tết 3/3 này hơn.
Khu vực Thanh Xuân Bắc, quanh ký túc xá Mễ Trì (ĐH Tổng hợp Hà Nội cũ) 1-2 ngày trước tết hàn thực, quán cóc, hàng rong bán bánh trôi, bánh chay trắng rộn khắp phố, khắp chợ. Cửa hàng sữa chua, sữa tươi Mộc Châu nhà A11, tập thể Thanh Xuân Bắc (gần cổng hậu ký túc xá) cũng chuyển qua bán bột, luộc bánh.
Những món quà quê sinh động trong ngày tết hàn thực
Khu ký túc nữ, nhà C1, phòng Vân (khoa sử) có cô bạn quê Hoài Đức, Hà Tây. Cô bạn đã xách từ nhà lên một bịch lớn bột. Mua thêm vài lạng đường, rủ thêm dăm bảy bạn cùng lớp về phòng, cả đội cùng háo hức nặn nặn, viên viên.
Không nồi, xoong, những viên bánh “không đủ lệ bộ” (thiếu vừng, cũng chẳng có nước đường phèn pha dầu hoa bưởi để thả bánh) được luộc ngay trong chiếc ca nhựa cắm sục mọi ngày vẫn dùng để đun nước tắm. Viên bánh trôi nổi dần trong ca nước, hơi nhão nhưng cắn một miếng cũng đủ vị bột, vị nhân đường đỏ ngọt thanh thanh. Vậy là đủ phong vị ngày tết quê cho đám sinh viên xa nhà.
Bài và ảnh: Phương Thảo - Cấn Cường
Trưng bày hai đòn bánh tét nặng 1 tấn
(Dân trí) - Khoảng 9h30 sáng nay 5/2 (29 tết), hai đòn bánh tét khổng lồ dành cho đêm hội bánh tét tại bến Ninh Kiều đã được chuyển từ An Giang xuống bằng xe tải. Nhiều người háo hức có mặt từ sáng sớm để được chiêm ngưỡng hai đòn bánh tét độc đáo này.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tiêm ở An Giang là người đã chỉ đạo gói hai đòn bánh trên. Ông cho biết là khâu chuẩn bị các nguyên liệu và gói đã phải mất 4 ngày và cần đến 20 nhân công để thực hiện.
Để gói hai đòn bánh nặng đến 1.000kg (mỗi bánh 500kg), các nghệ nhân đã dùng đến 320kg nếp, 60kg đậu xanh, 30kg đậu đen, 50 trứng vịt, 25kg thịt heo, 40 lít dầu ăn, 10kg đường, 10kg muối, 400kg lá chuối.
Hai đòn bánh được nấu trong khoảng thời gian 48 giờ (bắt đầu nấu lúc 16h30 ngày 26 tết ) và phải chụm củi liên tục.
Người dân hiếu kì xem hai đòn bánh tét độc đáo.
Tối nay 29 tết, vào lúc 18h30 sẽ diễn ra đêm hội bánh tét với nhiều tiết mục đặc sắc như: Biểu diễn gói bánh tét của các lò bánh từ các tỉnh ĐBSCL đến; Thi gói bánh tét cho du khách; 4 lò bánh ở Cần Thơ sẽ bày bán bánh tét cho người tiêu dùng với cả trăm đòn bánh; Đờn ca tài tử với chủ đề vui xuân, đón tết; Viết thư pháp ngày xuân dự kiến sẽ thu hút cả ngàn người dân tham gia.
Ông La Minh Hồng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cần Thơ (đơn vị tài trợ) cho biết, tổ chức gói hai đòn bánh trên là để có một đêm hội bánh tét hoành tráng hơn, tôn vinh nghệ thuật gói bánh tét của những nghệ nhân và cho bà con vui xuân đón tết.
Chị Mai Thị Thanh - Trưởng phòng kế hoạch - kinh doanh cho biết hai đòn bánh tét lớn sẽ được trưng bày đến chiều mai, rồi được mang đến sân khấu lớn (tại Công viên nước Cần Thơ), nơi tổ chức đón giao thừa để khai mạc đêm giao thừa mừng năm mới và sau đó sẽ được cắt ra cho người dân thưởng thức để lấy lộc đầu năm.
Tin, ảnh: Huỳnh Hải
Thời trang không cần "ăn Tết"
Vậy lý do gì khiến chị em lại háo hức với thời trang ngay từ những ngày đầu xuân?
Mùng 4 tết, người ta đã thấy hàng loạt các show thời trang của hãng Nem (22 Hàng Lược, Hà Nội; 195A Hai Bà Trưng, P6,Q3; 66 CMT8,P6,Q3-TPHCM) tấp nập khách đến chọn hàng… Nhà quản lý hãng này cho biết: “Không hẳn là do đang bán rất chạy hàng trong dịp cuối năm mà Nem hy vọng mở hàng sớm để đón khách. Lý do khai xuân sớm cũng chỉ để… lấy ngày, nào ngờ lại thỏa mãn sự mong đợi của nhiều người”.
Ngay từ ngày đầu mở hàng Thời trang Nem đã đón một lượng khách không nhỏ, những ngày sau đó khách đến ngày một đông hơn, cho đến giờ tại đây không khí mua sắm vẫn nhộn nhịp chẳng kém gì những ngày trong năm. Theo sự lý giải của hầu hết các khách hàng, họ đến Nem là do… nhu cầu, họ có thể mặc đi du lịch, đi trẩy hội, đi chùa cầu may, cầu phước cho cả năm bình an may mắn…
Ngoài việc đến Nem để mua sắm cho mình những bộ thời trang sang trọng và ấm áp (diện đẹp cả năm sau) với giá hấp dẫn thì chị em còn được thả sức lựa chọn những bộ thời trang vừa ra mắt, giành cho xuân hè 2008 với những kiểu dáng độc đáo, mới lạ mang đậm cá tính. Đó là những bộ trang phục công sở với những chân váy ôm, quần âu bó cùng những chiếc sơ mi mốt mới nhất, chất liệu và mầu sắc đủ loại. Bên cạnh đó còn là những bộ váy, bộ đầm đầy sang trọng và kiểu cách…
Hiện Nem đang có chiến dịch tặng quà nhân dịp 8/3, khuyến mãi từ 20 tới 70% ngoài ra còn gói quà tặng miến phí với hộp quà xinh và thiếp chúc mừng...
Vậy là, thời trang sau Tết vẫn nhộn nhịp trước hết là do nhu cầu của người tiêu dùng, song mặt khác, chính sự đa dạng hấp dẫn của thế giới thời trang tại các hãng thời trang danh tiếng, cũng đang tạo nên sức sống mạnh mẽ, bền bỉ cho thị trường thời trang hiện nay...
Chương trình “Tết ấm 2008”
Qua nhiều năm tiếp xúc, các thành viên CLB hiểu rằng: Mỗi năm Tết đến thì chưa hẳn nụ cười và niềm vui ấm áp sẽ đến với những em bé đánh giầy giữa đêm giao thừa tại Hồ Gươm, với những gia đình sống cuộc sống bấp bênh trên sóng nước Sông Hồng, với các xóm chạy thận quanh năm lo lắng đấu tranh với tử thần, với nhiều nhiều nữa bao người già neo đơn... Họ cần hơi ấm, cần tình thương hơn bao giờ hết. Mùa đông lạnh giá, rét buốt, hơi ấm của tình người, của những tấm lòng cao cả sẽ mang đến cho người nghèo một món quà ý nghĩa.
Với mong muốn xây dựng một chương trình Tết Nguyên Đán cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, CLB Tình Nguyện Trẻ kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính từ Quý Công ty, đơn vị, các cá nhân và những nhà hảo tâm để những nhiệt huyết và tinh thần tình nguyện của thế hệ trẻ vì cộng đồng được chắp cánh bay cao và bay xa hơn nữa.
Chương trình của nhóm:
* Thời gian: Từ ngày 27/1/2008 – ngày 2/2/2008 (tức ngày 20 ÂL – 26 ÂL) tại 06 địa bàn hoạt động chính của CLB.
* Địa điểm: Hoạt động diễn ra tại 06 địa bàn hoạt động chính của CLB:
· Lớp học “Trái tim Cầu Mới”: Nghách 72/178 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân - Hà Nội
· Lớp học “Đồng Xuân – Long Biên”: nhà trọ Phúc Xá - phố Phúc Xá – Ba Đình - Hà Nội
· Lớp học “Bãi Giữa”: khu vạn chài bãi giữa sông Hồng
· Số 75 ngõ Hồng Mai – phố Bạch Mai – Hai Bà Trưng - Hà Nội
· Số 75 ngõ Hồng Mai – phố Bạch Mai – Hai Bà Trưng - Hà Nội
· Trung tâm Bảo trợ xã hội I: thôn Đồng Dầu - xã Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội
· Làng trẻ Hữu Nghị, Trường Mù Nguyễn Đình Chiểu và các Quận Hội Người mù Đống Đa và CLB nghệ thuật trẻ em khuyết tật Trung Tự.
* Hoạt động:
Tại 06 địa bàn hoạt động của CLB, các tình nguyện viên sẽ tập hợp trẻ và tổ chức buổi giao lưu văn nghệ, tặng quà, tổ chức trò chơi chào đón năm mới.
Mỗi trẻ sẽ nhận một gói quà Tết bao gồm: 01 cuốn lịch + 01 hộp mứt + 01 cặp bánh chưng.
* Quyên góp:
Tiếp nhận tài chính tại địa chỉ:
Ngân Hàng Vietcombank: 0011 000 940 569
Chủ tài khoản: Trịnh Ngọc Sáng
* Liên hệ:
Nguyễn Thế Vinh (Chủ tịch CLB): 0168 99 60188 - Email: tinhnguyentre.tnt@gmail.com
Lê Đức Long (Trưởng BTC): 0975 118466 - Email: tinhnguyentre.tnt@gmail.com
Nguyễn Xuân Phương (Thủ quỹ): 0974 00 9760 - Email: tinhnguyentre.tnt@gmail.com
Công ty Âu Á tặng quà tết cho trẻ em nghèo ở BV ung bướu TPHCM
Sau chuyến thăm và tặng quà nhân dịp Tết Trung Thu năm 2007, đây là lần thứ 2 Công ty Âu Á trở lại bệnh viện này.
Hơn 100 phần quà trị giá trên 20 triệu đồng là số tiền đóng góp được của tập thể nhân viên công ty như 1 lời chúc Tết muốn gửi đến các em có hoàn cảnh kém may mắn tại Trung tâm này.
Đại diện công ty Âu Á, bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, Giám đốc điều hành cho biết: Là 1 doanh nghiệp, bên cạnh các hoạt động kinh doanh chúng tôi luôn muốn được góp phần cùng chung tay chăm sóc, chia sẻ một phần khó khăn, giúp đỡ các em trong cuộc sống. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta hãy cùng nhau thổi bùng lên ngọn lửa nhân ái, truyền cho nhau những sự sẻ chia và cùng chúng tôi đem mùa xuân đến cho các em.
Qua chuyến thăm và tặng quà Tết cho trẻ em nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, Công ty Âu Á muốn gửi lời cám ơn các y, bác sĩ đã hết lòng chữa trị và giúp đỡ các em trong thời gian qua cũng như trong những năm sắp tới đây.
Nhớ một thời Tết của “thế hệ mũ rơm”
Chỉ muốn nhắc lại kỷ niệm để những người cùng thế hệ nhâm nhi bên li rượu ngày xuân; để thế hệ 8X, 9X hiểu thêm về những gì gian khổ hy sinh, thiếu thốn của cha, chú; cũng để chính thế hệ @ hiểu một điều, hiện tại lứa tuổi họ và lứa tuổi của đầu thế kỷ 21 này vẫn còn có những người không có được cái Tết vì nhiều lý do.
Vâng - thế hệ “Đội mũ rơm đi học đường dài” được sinh ra vào những năm trước và sau ngày giải phóng miền Bắc (1954). Đến khi được cắp sách đến trường cấp 2, cấp 3 (tương đương trung học cơ sở, trung học phổ thông hiện nay) là thời kỳ đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, học sinh phải đội mũ rơm đi học để đề phòng mảnh bom đạn của Mỹ như hiện nay dùng mũ bảo hiểm khi đi xe máy đề phòng tai nạn giao thông.
Khi ấy, vào tháng giáp Tết, những người làm bố làm mẹ lo làm sao cho gia đình có được một ít gạo không phải độn ngô khoai để ăn mấy ngày Tết; thực phẩm thì đợi sự phân phối của hợp tác xã, bánh chưng, giò chả thì chắc chỉ một số nhà khá giả mới sắm được.
Lũ trẻ con thì thích nhất được bố mẹ sắm cho bộ quần áo mới. Lúc đó, vải được phân phối qua việc làm nghĩa vụ bán thóc, lợn, gà, sản phẩm nông nghiệp cho Nhà nước được đổi lại bằng tem, phiếu theo số lượng nhiều hay ít. Những mét vải gụ, màu cỏ úa và đẹp nhất là màu xanh sĩ lâm, cốt sao đủ bộ quần áo dài, đứa nào được may theo kiểu quần Tây, áo sơ mi là oách nhất.
Ba ngày Tết được diện bộ quần áo mới tung tăng cùng gia đình đi chúc Tết là quá sướng rồi. Những người lớn và lũ học sinh chúng tôi thích được đến gia đình có đài để được nghe thơ Bác Hồ chúc Tết đêm giao thừa.
Lớn lên tuổi 17, 18, tuổi rất ít người được tiếp tục học hết cấp 3, cánh nam giới vào bộ đội, nữ vào thanh niên xung phong hoặc ở lại quê “ba đảm đang” làm nghĩa vụ hậu phương cho tiền tuyến. Sau ngày chiến thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước, những người may mắn trở về trở lại với học đường, với công trường, nhà máy hoặc trở thành những sĩ quan trong lực lượng vũ trang, tiếp tục sự nghiệp học tập, công tác mới nhưng vẫn gồng mình để chịu đựng những khó khăn gian khổ về kinh tế trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và bước đầu của thời kỳ đổi mới.
Những ngày Tết đến, xuân về vẫn phải lo lắng tiết kiệm, xem ô phiếu nào mua được loại hàng, thực phẩm gì và xếp hàng để mua một chút thực phẩm, những mặt hàng phân phối đó vui xuân đón Tết. Những đứa con thuộc thế hệ 8X của những người công tác nơi thành phố cũng được cải thiện đời sống đôi chút, nhưng cũng biết được một chút cái khó khăn, gian khổ của bao cấp và bước đầu đổi mới ấy.
Có lẽ vui nhất là vào nhũng năm cuối của thế kỷ 20 và tiếp nối những năm đầu thế kỷ 21 này, thế hệ 8X, 9X, thế hệ @, những người con trai, con gái của thế hệ “Đội mũ rơm đi học đường dài”, đặc biệt là những người sống ở đô thị, ở vùng nông thôn có nền kinh tế phát triển được học hành đến nơi đến chốn, vào các trường đại học, cao đẳng... cuộc sống cứ ngày thay đổi tốt hơn.
Chúng tôi, những người thuộc thế hệ “Đội mũ rơm đi học đường dài” nay cũng đã nhiều người thành đạt, giữ những trọng trách của địa phương, của ban này, ngành khác, kể cả của cấp Trung ương, trở thành giám đốc các doanh nghiệp... đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Với trách nhiệm của mình, năm hết, Tết về là lo lắng cho cơ quan, đơn vị tăng mức thu nhập cho cán bộ, nhân viên cao hơn năm trước, lo cho gia đình đầy đủ hơn và không quên trở về với gia tộc, họ hàng, quê hương bản quán. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tự nguyện trích quỹ ủng hộ nhân dân vùng bị thiên tai, lũ lụt, người nghèo khuyết tật, trẻ em không nơi nương tựa... những món quà từ thiện để mọi người cùng có Tết.
Nhiều thanh niên, sinh viên thế hệ 8X, 9X cố gắng học tập, tham gia làm việc tốt hơn để có một phần thu nhập gửi về gia đình vui xuân đón Tết, hoặc tình nguyện tham gia công tác xã hội góp phần cho một mùa xuân, cho một cái Tết được lành mạnh.
Nhưng bên cạnh đó, theo TTXVN, cũng có sự đáng buồn, ấy là một bộ phận thế hệ @ không nghĩ tới quá khứ khó khăn của ông cha, chỉ muốn được hưởng thụ nhiều hơn. Họ đòi hỏi cha mẹ sắm sửa những con xe đắt tiền, những bộ trang phục theo mốt và lao vào những cuộc vui chơi đua đòi vô bổ gây ra những tệ nạn cho xã hội, như việc tụ tập đua xe trái phép, vào các động lắc đập phá gây mất trật tự nơi công cộng... gây nên những bức xúc cho gia đình và xã hội.
Vâng, quy luật vận hành của thời gian và cuộc sống, sự vận hành ấy theo một vòng tròn xoáy trôn ốc để người ta tính năm, tính tuổi, tính đến sự phát triển cao hơn của mỗi con người nói riêng và cả xã hội nói chung. Nhưng vòng tròn ấy không thể đứt đoạn. Nếu không có sự hy sinh gian khó của cha ông, của các thế hệ đi trước (tạm lấy thời gian của nửa cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21) thì thế hệ @ ngày nay làm sao có được cuộc sống ngày nào cũng là Tết.
Hy vọng rằng mỗi một năm trôi qua, cuộc sống xã hội Việt Nam ta mọi người đều có sự phát triển cao hơn, sung túc, thịnh vượng hơn, thế hệ trước lắng nghe ước mơ, nguyện vọng của thế hệ sau, nhưng thế hệ sau cũng phải để tâm thấu hiểu một phần những khó khăn của quá khứ, của ngay những người thân là ông, cha, chú, bác để phấn đấu cho cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Duy Tường
Đón Tết Trung Thu tại nhà hàng Long Đình
(Dân trí) - Trong không khí ấm cúng của tình thân, tại nhà hàng Long Đình, bạn và gia đình vừa có thể thưởng thức hương vị ẩm thực Trung Hoa độc đáo vừa hoà mình trong không khí tưng bừng, vui nhộn của tiếng Trống hội, màn múa lân và các tiết mục văn nghệ đặc sắc.
Tọa lạc tại trung tâm Hà Nội, gần khu căn hộ SomerSet, nhà hàng Long Đình (64B Quán Sứ) thật nổi bật, lộng lẫy và sang trọng. Với đại sảnh tầng một, tầng hai rộng rãi và hệ thống phòng VIP tiện nghi, Tết Trung Thu năm nay nhà hàng Long Đình chắc hẳn sẽ là lựa chọn, là điểm đến của nhiều gia đình.
Ẩm thực tại nhà hàng Long Đình là ẩm thực Trung Hoa theo phong cách Hồng Kông. Hương vị các món ăn tại Long Đình là sự kết hợp sáng tạo giữa một văn hoá ẩm thực giàu truyền thống Trung Hoa và nhu cầu ẩm thực tinh tế, mới mẻ của người Hồng Kông.
Đến Long Đình, quý khách có thể thưởng thức và hài lòng với hương vị từ hàng trăm món ăn trong thực đơn, trong đó có cả những món cao cấp nhất của nền ẩm thực Trung Hoa như vây cá mập, yến sào, bào ngư…do chính tay các đầu bếp Hồng Kông thực hiện.
Không chỉ thưởng thức món ngon, dịp Trung thu này, bạn còn được xem cái tiết mục múa lân hấp dẫn tại nhà hàng Long Đình...
Buổi tối ngày Tết Trung Thu năm nay (25/9/2007), nhà hàng Long Đình sẽ tổ chức chương trình “Long Đình đón Tết Trung Thu”. Chương trình dự kiến có sự góp mặt của nhiều tiết mục văn nghệ vui nhộn như: Múa lân với tiết mục Lân mẹ đẻ lân con, gia đình lân đón chào khách quý; các vũ điệu múa đặc sắc như: vũ điệu Trống hội, vũ điệu Tango, vũ điệu Nhịp sống mới, vũ điệu Sbeng và các ca khúc Trung Hoa nổi tiếng….
Tết trung thu là nét đẹp văn hoá Á Đông, là dịp để mỗi chúng ta thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới những người mình thân yêu, quý trọng. Đón Trung Thu tại nhà hàng Long Đình, bạn và gia đình không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon trong một không gian sang trọng, đón xem các chương trình văn nghệ vui nhộn, ăn bánh trung thu Long Đình, uống trà Long Tỉnh mà còn được tham dự các trò chơi may mắn và nhận những phần quà ý nghĩa.
Quý khách có thể gọi điện để đặt bàn trước tại nhà hàng Long Đình theo số điện thoại: 04. 942 9168, hoặc truy cập trang web www.longdinh.com.vn để biết thêm chi tiết.
Nhà hàng Long Đình
Địa chỉ: 64B Quán Sứ, Hà Nội
Điện thoại: 04 942 9168
Email: longdinh@longdinh.com.vn
Tết này không thiếu tiền lẻ
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, thời gian qua có một vài tờ báo phản ánh ngân hàng thiếu tiền lẻ, người dân cũng thiếu tiền lẻ để dùng, nhưng đó chỉ là do yếu tố tâm lý vì hàng năm cứ đến gần tết lại xuất hiện nhu cầu tiền lẻ lớn.
“Ngân hàng Nhà nước đã cho in liên tục tiền lẻ và trong tuần qua đã chở ào ạt rải khắp các ngân hàng từ Bắc vào Nam. Từ nay đến tết vẫn tiếp tục in bổ sung nữa, vì vậy sẽ không thiếu tiền lẻ trong dịp tết này” - vị đại diện này khẳng định.
Hiện tại, nhu cầu đổi tiền lẻ đang “nóng” lên từng ngày. Đại đa số người dân muốn đổi được những tờ tiền polymer mới cứng có mệnh giá 10.000, 20.000 và 50.000 đồng để lì xì. Nắm bắt nhu cầu này, thị trường đổi tiền trên phố Đinh Lễ - Đinh Tiên Hoàng sôi động hẳn lên nhưng “thượng đế” ở đây không phải là khách hàng (người đi đổi tiền) mà là bà chủ đổi tiền.
Vậy nên, không có chuyện mặc cả ở cái “chợ” này. Tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng thường được khách hàng ưa chuộng nhất và giá đổi tiền ở đây là 100.000 đồng “ăn” 80.000 đồng.
An Hạ
Dài cổ chờ mua vé tàu Tết!
(Dân trí) - Mặc dù kết hợp cả việc bán vé tại chỗ, qua mạng và qua đường dây điện thoại nóng, thế nhưng đến ngày hôm qua (19/12), tức là đã bắt đầu bán vé tàu tết Mậu Tý đợt 3, khách hàng vẫn phải chờ dài cổ mới mua được vé.
Chờ tại ga, chờ trên mạng và cả chờ trên điện thoại
Mặc dù năm nay, Công ty vận tải Hành khách Sài Gòn đã nâng cấp tốc độ đường truyền mạng lên tới 4 lần (từ 4MB lên 16 MB). Vậy nhưng khi khách hàng vào Website: www.vetau.com.vn để đặt chỗ mua vé thì mạng luôn ở tình trạng quá tải, thậm chí lúc 8h sáng nay khi truy cập vào thì cơ sở dữ liệu của website cũng không được nhìn thấy và phải một lúc sau mới hoạt động lại bình thường, tuy nhiên khi vào đăng ký lại rất chậm.
Nhiều khách hàng tỏ ra bức xúc khi chờ quá lâu: “Nhờ mấy đứa con tôi nó đặt chỗ cho mà bọn nó làm hoài không được, bực cả mình tôi đành chạy ra ga ngồi chờ vậy. Đi xuống Phan Thiết thôi mà cũng mệt vậy đó”, chú Tiến (52 tuổi) ở Tân Bình, TPHCM cho biết.
Không những trên website mà cả việc gọi vào đường dây điện thoại nóng để đặt chỗ cũng luôn ở tình trạng bận và rất khó để đặt mua được vé.
Còn tại ga Sài Gòn chiều 19/12, không khí dường như nghẹt thở khi có rất nhiều người đến đây để ngồi chờ mua vé. Đa số chờ đã được hai đến ba tiếng và khi được hỏi khoảng bao nhiêu lâu mới đến lượt để mua vé thì đều trả lời còn khoảng hơn 100 người nữa.
Một khách hàng mệt mỏi, ngủ gục tại nhà ga.
Anh Hoàng, 42 tuổi, làm nghề tự do, bắt đầu chờ từ lúc 13h30 chiều để mua vé đi Vinh, lúc đó còn khoảng 200 người nữa thì tới lượt. Nhưng đến 16h00 chiều khi hỏi lại, anh kêu còn tới 60 người nữa mới đến mình. Tuy nhiên anh không than phiền gì mà chỉ nói: “Ngành đường sắt mình còn yếu kém thì phải chịu vậy, báo chí có kêu nhiều cũng khó mà khắc phục được. Chỉ khi nào xây được đường sắt đôi cho tàu ra, tàu vào hi vọng lúc đó mua vé sẽ đỡ khổ hơn”.
Còn Huy, sinh viên Đại học Luật, TPHCM thì bắt đầu ngồi chờ từ 11h trưa và đến 14h50 vẫn chưa thấy tới lượt mình được gọi tên lên làm thủ tục mua vé. Cậu cảm thấy khá mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không dám ngủ vì sợ họ gọi qua tên mất, thế là vừa ngồi vừa gật gù.
Hoàng và Vân, sinh viên khoa Báo chí trường Nhân văn thì bắt đầu tới chờ lúc 14h nhưng đến 16h vẫn thấy còn cả trăm người nữa mới tới lượt mình, cả hai chịu không nổi đều bỏ ra về với lời thở dài: “Thôi để lần sau lên mua vậy, chờ nữa chắc đến tối mất”. Khi hỏi sao không lên mạng đặt vé cho nhanh thì cả hai trả lời: “Đặt được thì đã đặt rồi, vào lúc nào cũng quá tải, nghẽn mạng mới chạy lên đây chờ”.
Có rất nhiều người vừa ngồi chờ vừa gật gù ngủ, lâu lâu lại giật mình tỉnh dậy coi tới lượt mình hay chưa. Còn một số khác thì ngồi chơi điện tử bằng điện thoại hoặc nhắn tin với bạn bè. Một số nữa thì ngồi đọc báo giết thời gian để mong sao cho tới lượt mình. Cũng có nhiều người chờ không được đành ra về.
Vị khách nước ngoài kiên nhẫn đứng chờ đến lượt.
Chờ tại ga là do... tâm lý của khách hàng!
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Phương - Trưởng ga Sài Gòn thì việc khách hàng phải chờ qua mạng và điện thoại là do đường truyền của công ty ở 139 Hàm Nghi có hạn, còn tại ga chỉ bán vé cho khách hàng tới trực tiếp mua và bán cho những người đã đặt chỗ trên mạng và điện thoại khi họ đưa phiếu tới.
"Việc khách hàng chờ tại ga quá đông và chờ lâu là do tâm lý của họ. Bởi khác với mọi năm, năm nay ga Sài Gòn thực hiện bán vé theo kiểu phát số thứ tự, khách hàng đến mua vé sẽ được phát theo số thứ tự từ 1 đến 8.000 (Một ngày ga bán khoảng 7.000 vé đến 8.000 vé), và có thông báo chỉ dẫn từ số nào đến số nào sẽ bán vào buổi sáng và từ số nào đến số nào sẽ bán vào buổi chiều. Vì thế khách hàng sau khi nhận số thứ tự có thể làm việc khác rồi căn thời gian vào mua vé", bà Phương cho biết.
Tuy nhiên một khách hàng cho hay: “Khó mà căn được khi nào đến số thứ tự của mình, bởi thủ tục họ làm lúc nhanh lúc chậm. Đành ngồi chờ chứ đi làm việc khác sợ qua mất không mua được".
Thông tin về việc xuất hiện vé chợ đen cũng được bà Phương giải thích: "Những vé chợ đen chủ yếu là đi từ ga Diêu Trì trở vào và là những vé tự do nên họ mua một cách thoải mái và bán lại cho người khác. Một số vé là do các tập thể mua về phát ra cho nhân viên và họ đem bán lại cho người khác. Một số nữa xuất phát từ việc mua vé trên mạng của khách hàng sau đó họ đem ra bán. Các vé này đều hợp lệ khi có tên khách hàng ghi ở phía sau. Hiện ga cũng đang kết hợp với Công an và Trưởng ban chỉ đạo tết để xử lý tình trạng này. Vừa qua cũng phát hiện được một đại lý tiến hành bán lậu vé tàu tết và đã báo cho Công an đồng thời đình chỉ việc bán vé của đại lý này".
Tính đến 20h ngày 18/12, số vé tàu tết mà Công ty vận tải Hành khách đường sắt bán được là 51.000 vé trong đó ga Sài Gòn là 38.000 vé. Tổng số vé tàu tết đợt này công ty bán là xấp xỉ 80.000 vé, đến ngày 25/1 tất cả các ga từ Đông Hà trở vào sẽ hết vé bán. Từ 26/1 đến 4/2 chỉ còn lại ghế phụ khách hàng mua trực tiếp tại ga từ Diêu Trì trở vào, hoặc cũng có thể đặt qua điện thoại.
Cách đăng ký vé tàu qua mạng
Các cá nhân muốn mua vé tàu có thể đăng ký đặt chỗ trước qua website www.vetau.com.vn hoặc gửi yêu cầu đến email datchotauhoa@hcm.fpt.vn.
Sau khi đặt chỗ qua website thành công, khách hàng sẽ in ra phiếu đặt chỗ. Nếu đăng ký qua email, bạn sẽ nhận được 1 đường link đến phiếu đặt chỗ của mình.
Trong vòng 24 giờ, khách phải đến Ga Sài Gòn, các đại lý hay các điểm giao dịch của Ngân hàng Incombank để làm thủ tục xác nhận chỗ hoặc thanh toán tiền để lấy vé. Quá thời gian này, chỗ sẽ bị thu hồi để bán lại.
Giá vé đợt Tết sẽ tăng từ 7-20% so với bình thường, tùy vào loại ghế (ghế cứng, giường nằm…). Trả lại vé muộn nhất là 10 tiếng trước giờ tàu chạy. Lệ phí trả vé là 20% trong dịp tết.
Nhà ga sẽ tổ chức 4 đợt đưa vé lên mạng:
Đợt 1: từ 8h ngày 15/12, đưa các vé đi từ ngày 29/1 đến 31/1/2008 (tức 22 đến 24 tháng Chạp ÂL).
Đợt 2: từ 8h ngày 17/12, đưa các vé đi từ ngày 1 và 2/2/2008 (tức 25, 26 tháng Chạp ÂL).
Đợt 3: từ 8h ngày 19/12, đưa các vé đi từ ngày 3 và 4/2/2008 (tức 27, 28 tháng Chạp ÂL).
Đợt 4: từ 8h ngày 21/12, đưa các vé đi trong những ngày còn lại và các vé bị thu hồi do khách hàng đã đặt chỗ mà không đến lấy.
Tùng Nguyên
Lê Mỹ
Đi lại dịp Tết dương: Không có biến động lớn
| |||
| |||
| |||
Đi lại dịp Tết dương: Không có biến động lớn | |||
Có mặt tại các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Long Biên vào chiều qua và sáng nay, lượng khách không có nhiều đột biến so với những ngày nghỉ cuối tuần khác. Sáng nay (29/12) tình hình chung tại các bến, nhiều xe dự phòng vẫn chưa phải hoạt động. Tại các bến xe đều đã mở hết cửa vé phục vụ hành khách. Hành khách có thể phản ánh tình trạng thu tiền quá giá vé, nhồi nhét khách qua số máy đường dây nóng của Bến xe Giáp Bát: 04.8641467 và 04.6644298. Bến Nước Ngầm: 04.8612158 (máy lẻ 11 hoặc 12). Bộ phận chống xe "dù" (Cục Đường bộ Việt Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý bến xe phía Nam (bến Giáp Bát), cho biết lượng khách qua bến chỉ nhỉnh hơn một chút so với dịp tết Dương lịch năm trước. Qua ghi nhận của chúng tôi, việc mua vé xe khách tại một số tuyến ngắn như Thái Bình, Nam Định, Tuyên Quang... là “nóng” nhất, lượng khách có phần quá tải. Đã xuất hiện tình trạng ùn tắc tại một số tuyến và không ít hành khách chấp nhận đứng vẫy ngoài đường, tại các bến cóc. Ngay từ 8 giờ sáng nay, tại bến xe Long Biên, lượng khách đã đổ về đây khá đông. Các tuyến chạy xe Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh luôn nườm nượp khách. Vào đầu giờ sáng nay, những hành khách vốn quen bắt xe dọc đường Nguyễn Văn Cừ (khu vực gần Cầu Chui) để bắt xe các tuyến này sẽ phải thất vọng bởi xe đã đầy khách ngay từ trong bến. Trong khi đó, tàu hoả từ Hà Nội đi các tuyến cũng không có biến động lớn. Khác với cảnh chen chúc mua vé như những năm trước, trưa hôm qua lượng người đến mua vé tại ga Hà Nội không khác ngày thường. Tại khu vực bán vé tàu địa phương từ Hà Nội đi Đồng Đăng, Lào Cai, Hải Phòng chỉ lác đác dăm người mua vé. Khu vực bán vé tàu Thống Nhất thì lượng khách chờ mua vé cũng ít. Giải thích cho điều này, bà Phùng Thị Lý Hà - Phó Ga Hà Nội cho biết: Thực tế ngày nghỉ Tết Dương lịch năm nay rơi vào giữa tuần nên không có sự tăng đột xuất, trong khi đó ga Hà Nội đã có nhiều hình thức bán vé khác nhau để không tái diễn cảnh chen chúc mua vé. Dịp này, ga Hà Nội chỉ tăng thêm 2 đôi tàu Hà Nội - Lào Cai nâng số tàu chạy tuyến này lên 6 đôi nhằm phục vụ khoảng 1,5 vạn hành khách. Cùng với 12 đôi tàu Thống Nhất chạy hằng ngày, hiện ga Hà Nội đang có 15 đôi tàu địa phương đưa khách đi Thanh Hóa, Vinh, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng... Ngược lại với tình trạng của các bến xe và ga tàu, tại các đại lý vé máy bay, vé đi ngày 29 và 30/12, các tuyến Hà Nội - Nha Trang; Hà Nội - Đà Nẵng; Hà Nội - TPHCM đều đã... hết veo. Nhiều đại lý vé cho biết, dịp Tết Dương lịch năm nay, lượng hành khách đi nghỉ tăng hơn so với cùng thời kỳ năm trước. Phúc Hưng | |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
Các bài mới:
| |||
Các bài đã đăng:
| |||
Rôm rả chuyện thưởng Tết
Thưởng Tết cao nhất tập trung vào các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp cổ phần với mức thưởng thường từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng. |
Trang web vatgia.com mới đưa ra chủ đề thảo luận về mức thưởng Tết khoảng 10 ngày nay. Nhiều người truy cập đều có chung tâm lý chờ đợi và... hy vọng. Đa số cho biết mức thưởng Tết Dương lịch năm nay chỉ 200 ngàn đồng, có nơi 500 ngàn - 1 triệu đồng. Vài người nhận được một tháng lương. Tâm lý nói chung đều chờ đợi thông tin thưởng Tết Âm lịch, được cho là tối thiểu sẽ từ một tháng lương cho đến cả chục triệu đồng.
Cũng cùng nội dung thảo luận, nhưng trên diễn đàn ttvnol.com có gần 100 ý kiến trả lời. Đa số lo ngại rằng với mức trượt giá cao như năm nay thì “giá trị thực sự” của món tiền Tết năm nay sẽ kém hơn năm ngoái, đồng nghĩa với việc chi tiêu dịp Tết sẽ eo hẹp hơn.
Báo Tuổi Trẻ ngày 28/12 dẫn lời ông Trần Hồng Sơn, chuyên viên Liên đoàn Lao động TPHCM, cho rằng mức thưởng Tết năm nay cao hơn 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bi quan và đặc biệt quan ngại vì tình hình giá cả leo thang sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu đợt cuối năm.
Thưởng Tết cao nhất tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần với mức thưởng Tết thường từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng. Mới ngày hôm qua, một số báo đã đưa tin sớm về mức thưởng cao kỷ lục 120 triệu đồng/người của nhóm các công ty cổ phần quận 3 (TPHCM).
Các doanh nghiệp ngân hàng, bảo hiểm được cho là có mức thưởng bình quân cao nhất do năm qua nhóm này làm ăn thuận lợi. Lợi nhuận của một số ngân hàng tăng đến gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi. Nhiều nhân viên ngân hàng cũng dự kiến mức thưởng trung bình sẽ khoảng 10 triệu đồng/người.
Báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời của một vị đại diện Liên đoàn Lao động TPHCM cho biết: “Theo thông tin từ các doanh nghiệp, người lao động (ở TPHCM) thuộc các doanh nghiệp nhà nước sẽ được thưởng bình quân từ 1 đến 2,5 triệu đồng/người, nhóm các doanh nghiệp cổ phần bình quân từ 1,5 - 3,5 triệu đồng/người, nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: bình quân 1,5 - 2,5 triệu đồng/người”.
Cũng theo tin từ báo này, nhiều doanh nghiệp dệt may tại TPHCM đã có kế hoạch lương, thưởng cho công nhân. Ngoài việc được hưởng tháng lương 13, người lao động còn được nhận tiền thưởng hoàn thành kế hoạch năm và doanh thu vượt định mức.
Chẳng hạn, người lao động tại Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn (Gamex Sài Gòn) sẽ nhận được lương tháng 13 và tiền thưởng Tết năm nay đạt bình quân 5 triệu đồng/người (năm 2006 chỉ đạt khoảng 3,1 triệu đồng/người).
Trong khi người lao động trong các doanh nghiệp lớn được hưởng nhiều ưu đãi, có mức lương hàng tháng cao, thưởng Tết nhiều thì ở những khu vực khác, điển hình là khối giáo viên mức thưởng còn quá thấp. Năm 2007, khối này được thưởng Tết trung bình khoảng 200.000 - 600.000 đồng/người.
Năm ngoái, Vụ Tiền lương - Tiền công tổng hợp mức thưởng bình quân trong dịp Tết Âm lịch đạt trên 1,2 triệu đồng/người (gần bằng 1 tháng lương bình quân). Bình quân các doanh nghiệp Nhà nước thưởng Tết khoảng 1,4 triệu đồng/người.
Các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Hà Nội là 1 triệu đồng/người, TPHCM là 1,69 triệu đồng/người, Đồng Nai là 1 triệu đồng/người và Bình Dương là 1,1 triệu đồng/người.
Cũng theo Vụ này, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM có mức thưởng Tết trung bình 4,134 triệu đồng/người, Hà Nội là 1 triệu đồng, Đồng Nai là 1,06 triệu đồng và Bình Dương là 1,4 triệu đồng.
Theo Anh Quân
Vneconomy
Ăn Tết kiểu mới
| ||
18 giờ mùng một Tết, chị Thục Chi ở quận 7, TP HCM, gọi điện thoại rủ người em họ đi chúc Tết như mọi năm. Giọng cô em vui vẻ trả lời: "Chị chúc giùm luôn phần của em nghe, vợ chồng em đang vi vu ở Ngỡ mình nghe lầm, chị hỏi lại: "Gì? Cô đang ở đâu?". Cô em vẫn hớn hở: "Em đang ở đảo Sentosa, vui lắm, ngày mai sẽ vòng qua Chị kêu lên: "Ba ngày này sao không ở nhà chơi với ông bà mà đi lung tung vậy?" Cô em cười khanh khách: "Chị lạc hậu thế, ngày xuân là để thư giãn chứ có phải ở nhà rửa bát đâu. Em hoàn thành nghĩa vụ với các cụ từ ngày hai tám rồi". Xu hướng đi du lịch vào dịp xuân như trường hợp của em chị Chi hiện nay không còn cá biệt. Chị Nguyễn Chu Phúc Lan, làm việc ở một công ty đa quốc gia ở TP HCM, cho biết, gia đình chị thường lên kế hoạch ăn Tết từ đầu tháng 12. Khi ấy, cả nhà cùng bàn luận về điểm đến, rồi chọn tour, đặt phòng sớm kẻo hết chỗ. "Mấy năm trước, chúng tôi đi Sing, đi Thái. Năm nay vì phải chi một khoản khá lớn cho con gái du học nên túi tiền không được rủng rỉnh, chỉ đi du lịch trong nước thôi", chị Lan kể. Chị phân trần: "Bình thường, chúng tôi bận bù đầu, làm gì đi du lịch được, nếu có́ cũng không thoải mái về thời gian và tiền bạc, gia đình lại chẳng có cơ hội đi cùng nhau. Chẳng lẽ hai vợ chồng cùng nghỉ phép một lúc, con cái lại xin nghỉ học để đi chơi?" Nói đến đi du lịch một mình, chị Lan rụt cổ: "Ai đời đi chơi mà nhân viên cứ điện thoại réo rắt hỏi công việc. Chồng thì í ới bảo: "Liệu về sơm sớm, con quấy cả đêm, anh nhức đầu, chóng mặt quá". Chị Thu Hương, phóng viên của một từ báo trung ương đóng tại quận 3 TPHCM, cũng thuộc những người thích sum họp gia đình theo kiểu mới. Có năm hai vợ chồng chị đi riêng, có năm đi cùng gia đình chồng. Dù thế nhưng truyền thống lễ nghĩa vẫn phải duy trì. Trước khi đi, vợ chồng chị phải thực hiện thủ tục nghiêm chỉnh với ông, bà, cha mẹ và các bậc trưởng lão trong dòng họ. Mâm quả, cây cảnh trong nhà phải lo đầy đủ. Ngày rước ông bà tổ chức sớm một tí, ngày đưa sẽ dời lại nếu về muộn. Nhất nhất trong các lễ, không ai được vắng mặt. Với nhiều người, Tết không phải là dịp để xả láng, mà lại là cơ hội "cày". Sáng mùng một Tết, nhà hàng của chị Bình Minh ở quận 1, TP HCM, tấp nập khách ra vào, nhân viên chạy tới chạy lui tíu tít. Chị Minh mặt tươi như hoa, luôn miệng câu "chúc mừng năm mới" với từng người khách. Theo chị, mấy ngày Tết khách trong nước, nước ngoài đến Sài Gòn nườm nượp. Họ cũng có nhu cầu ăn uống, mua sắm. Tết nhất, ai cũng hào phóng. Bán một ngày Tết bằng ba bốn ngày thường, bỏ qua rất uổng. Chính vì thế, gia đình chị chấp nhận phá lệ cũ, ở lại thành phố để kinh doanh. Trước kia, cứ chiều 30 Tết, cả nhà tay xách nách mang về Tiền Giang đón xuân cùng bên ngoại rồi qua Long An ăn Tết với bên nội, hết tuần mới lên lại thành phố. Năm nay, nhà hàng của chị mở cửa suốt những ngày đầu năm, không nghỉ buổi nào. "Năm đầu phá lệ, tôi cũng buồn lắm, nhớ cha mẹ già, anh em ở quê muốn đứt ruột. Thế nhưng phải tự an ủi, ráng 'cày' ba ngày xuân để có tiền lo cho cha mẹ, anh chị em nhiều hơn", chị Minh tâm sự. Vốn tính chu đáo, trước ngày đưa ông Táo về trời, vợ chồng chị đi siêu thị mua bánh kẹo, lạp xưởng, mứt khô, quần áo rồi gửi xe hàng mang về quê biếu gia đình, họ hàng. Qua rằm tháng Giêng, khi lượng khách tương đối giảm, vợ chồng chị mới đóng cửa tiệm, về quê ăn Tết muộn. Chị Đoan, bác sĩ chuyên khoa tim mạch, cũng phải "hy sinh" những ngày xuân cho công việc. Mấy năm trước còn thong thả, gần đây chị làm thêm ở một bệnh viện tư nhân nên ngày Tết vẫn tất bật với bệnh nhân. "Bệnh tật đâu có tránh mấy ngày xuân. Đi làm Tết, người bệnh yên tâm hơn, mình cũng có thêm thu nhập", chị nói. Lúc đầu, mẹ chị phản ứng rất quyết liệt. Bà bảo, nếu chị yêu tiền hơn gia đình, bà sẽ không nhìn mặt. Chị phải nước mắt ngắn dài, thuyết phục mãi bà mới nguôi nguôi. Chồng chị vốn là "dân" vi tính, sợ mẹ vợ còn giận nên lặn lội về quê ráp nguyên dàn máy với webcam để ngày xuân, cả nhà giao lưu với nhau trên màn hình và chiếc điện thoại. Xã hội ngày càng hiện đại, văn minh, các giá trị truyền thống cũng dần thay đổi. Thức thâu đêm để canh nồi bánh tét, bánh chưng, cặm cụi làm từng lọ dưa, hũ hành chẳng còn là chuyện của các bà nội trợ ngày nay. Không ai dự trữ lương thực, thực phẩm dài ngày như trước kia, cần gì vào siêu thị, chợ là có đủ. "Mình cũng muốn thể hiện tài nữ công gia chánh trong mấy ngày này nhưng nhà bằng lỗ mũi, lấy đâu ra chỗ để phơi dưa hành, củ kiệu. Mình lại đi làm tới ngày 29 Tết, người giúp việc về quê, thời gian dọn dẹp nhà cửa còn không có nữa là", chị Nguyệt Nga, nhân viên một công ty kinh doanh công ty ở quận 3, TP HCM, phân bua. Truyền thống sum họp gia đình: "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thày" cũng dần mai một hoặc thay đổi cho phù hợp với cuộc sống mới. Trước đây, thiên hạ bằng mọi cách về đoàn tụ với gia đình. Ngày nay, với nhiều người, điều đó không còn quá quan trọng nữa. Những người lớn tuổi bao năm đã quen với cảnh đại gia đình quây quần bên nhau, chụp ảnh lưu niệm sẽ cảm thấy hụt hẫng, trống vắng khi một thành viên nào đó không có mặt. Có người thông cảm, nhưng cũng có cụ rất khắt khe, buộc con cháu phải tuân theo nếp nhà, nếp quê, ba ngày Tết dù xa xôi cách mấy cũng phải về thăm cha mẹ, họ hàng. Nhiều người trẻ ưa bay nhảy khi lâm vào tình cảnh năm nào cũng phải về quê, phụ bày mâm dọn cỗ, ngồi nghe ông bà "ôn cố tri tân" hàng giờ lại cho đó là một cực hình. Ngoài mặt, họ tỏ ra thành kính nhưng trong bụng không vui. Một nàng dâu trẻ lần đầu tiên về quê đón xuân với nhà chồng than thở: "Tết có vui vẻ gì. Đi xa đã mệt lại chẳng được nghỉ ngơi, mấy ngày này tôi mệt muốn đứt hơi vì phải phục vụ nhà chồng, khách khứa rồi cười nói, thưa gửi sái cả quai hàm". Trong khi đó, một cô dâu trẻ khác lại hớn hở: "Từ nhỏ đến lớn em chỉ nghe nói đến cảnh ngồi canh nồi bánh chưng, giờ mới biết nó vui và ý nghĩa lắm. Anh chị em trong nhà ngồi trò chuyện, hát hò cả đêm, có giận hờn gì nhau cũng xí xoá hết". Chị Phúc Lan, người "ăn Tết kiểu mới" cũng khẳng định, truyền thống sum họp ngày Tết vẫn rất cần, nhất là với trẻ nhỏ. Bây giờ, ký ức của trẻ con về ngày này vẫn là bánh chưng, nhận lì xì và chúc tụng nhưng kiểu cách có thay đổi chút ít. Trẻ sẽ nhớ cảnh mẹ dắt đi chợ hoa, vào siêu thị sắm Tết. Theo Tiếp Thị Gia Đình |
Công sở sau Tết: Nơi làm nghiêm túc, chỗ còn “hơi xuân”
| ||
Nơi làm nghiêm túc... Sáng sớm 12/2, UBND phường Bình An (quận 2, TPHCM) mới có chừng hơn 10 người làm việc nhưng công việc đã được phân chia chu đáo. Mọi người đều nỗ lực để hồ sơ, giấy tờ của bà con không bị ùn ứ. Các bộ phận cần thiết như tiếp dân, trực lãnh đạo, công chứng… đều đã vào guồng. Chị Huỳnh Thị Nương đến đây công chứng một số giấy tờ để làm hồ sơ xin việc, chỉ ba phút sau đã xong, hồ hởi nói: “Mai mốt có giấy tờ gì cứ dồn mấy ngày sau Tết đi chứng cho nhanh vì vắng người”. UBND phường 21 (quận Bình Thạnh) đã tấp nập người ra vào. Một cán bộ công chứng cho biết, do phường có nhiều dân tạm trú nên các việc như công chứng giấy tờ, làm tạm trú tạm vắng… rất nhiều nên dù là ngày đầu năm, mọi người vẫn phải làm việc rất nghiêm túc. Tại trụ sở Công an quận 9, các chiến sĩ đều có mặt để làm nhiệm vụ. Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và Trật tự xã hội đã nghiêm túc làm việc ngay trong ngày đầu để giải quyết các nhu cầu đăng ký thường trú, CMND… cho người dân. Các cơ quan cấp Sở, không khí làm việc đã không khác gì ngày thường. Sở Giao thông Công chính khai xuân từ ngày mùng 5 nhưng chỉ đến khoảng 17h là chỉ còn lại mỗi anh giữ xe. Nhưng đến hôm qua, 5 giờ chiều, hầu hết cán bộ vẫn còn túc trực ở cơ quan để giải quyết công việc. Sở Tư Pháp, tất cả các phòng ban đều tấp nập người. 17h hôm qua, khi vào Sở tìm một chỗ để xe cũng khó vì khuôn viên Sở đã chật kín xe nhân viên và người dân đến liên hệ làm việc. ... chỗ còn “hơi xuân” Tuy nhiên, không khí mùa xuân, ngày Tết vẫn tràn ngập ở hầu hết các cơ quan, công sở. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TPHCM mới 16h30 ngày 12/2 đã vắng bóng nhân viên làm việc; bãi giữ xe chỉ còn duy nhất chiếc xe máy của một cán bộ văn phòng. UBND phường An Phú (quận 2) vừa có trụ sở mới được xây cất khang trang, đẹp đẽ nên Tết năm nay được trang trí rất hoành tráng, cờ phướn băng rôn mừng xuân treo đầy cổng, sân và tòa nhà trụ sở. Đến chiều qua, cờ phướn, băng rôn vẫn còn ngạo nghễ tung bay nhưng cổng UBND thì đóng im ỉm; lác đác vài chiếc xe của cán bộ trực cơ quan. 10h30 sáng, khi chúng tôi đến trụ sở UBND quận 2 trong vai người đi công chứng thì nhận được một cái hẹn “mai hẵng đến” từ cô cán bộ duy nhất trong Khu Giải quyết Thủ tục hành chính và Công chứng. Lý do cô này đưa ra là: “Những cán bộ phụ trách việc này bận… họp hết rồi”. Trong khi đó, đằng sau quầy nhận hồ sơ, 5-6 cán bộ đang túm tụm cười đùa, tán chuyện vui xuân. Còn bên trụ sở chính của UBND quận 2, cán bộ vẫn nườm nượp ra vào nhưng chủ yếu là sang hàng quán trước cổng trụ sở mua nước uống, bánh trái tiếp tục vui Tết hoặc tụ tập tán gẫu. Tùng Nguyên |
Mai đào thất mùa, giá lên tiền triệu
Khác với cái lạnh cắt da, cắt thịt mấy ngày nay ở Hà Nội, thị trường hoa Tết đang nóng lên từng ngày. Các loại đào, mai, lan... đua nhau tăng giá thêm 2-3 lần so với năm trước. Giá hoa và dưa hấu tại TP HCM cũng tăng lên tới 30%.
Từ sáng sớm, sương mờ gió lạnh, nhưng suốt dọc đường Nghi Tàm - Âu Cơ, hàng nghìn cây đào, cành quất đã được bày kín hai bên vệ đường. Người bán hí húi, cắt tỉa, tưới nước. Một số người mua đến sớm, chủ yếu là các bạn thanh niên, đi chợ ngắm hoa.
Dù giá đắt, cành đào vẫn không thể thiếu trong ngày Tết. Ảnh : Hoàng Hà. |
Anh Quảng, bán hoa trên đường Âu Cơ cho biết, năm nay nhiều người thích chơi đào rừng. Giá một cành rẻ cũng phải hơn một triệu đồng, có cành lên đến 4-5 triệu đồng, nhưng vẫn nhiều người hỏi mua. Các loại đào bích, đào phai có nhiều chủng loại, tùy theo kích cỡ và dáng, giá dao động từ 100.000-200.000 đồng đến 700.000-800.000 đồng. Đào cây, đào thế thế năm nay đắt, nhưng vẫn là mặt hàng được ưa chuộng. Một cây đào thế đẹp cao 1,5 m giá từ 2 đến 3 triệu đồng.
Theo anh Thanh ở Nhật Tân, năm nay thời tiết khắc nghiệt, đào mất mùa to. Giá cao gấp đôi, gấp rưỡi năm ngoái. Một ông khách hỏi giá cành đào anh đang cầm trên tay. "800.000 đồng", nghe anh trả lời, vị khách tròn xoe mắt ngập ngừng hỏi lại, như không tin vào tai mình. "800.000 đồng cành này bác ạ. Cũng có loại nhỏ hơn ở kia, 200.000 đồng", anh vừa khẳng định lại vừa chỉ tay về lô đào nhỏ kế bên. Anh cho biết, đào năm nay đắt, ở đâu cũng thế, không phải anh nói thách. Nếu có bớt thì cũng chỉ bớt được 10.000-20.000 đồng.
Chị Lan, chủ một cửa hàng ăn uống ở Hoàng Mai, cho biết chị loanh quanh cả buổi sáng mà không tìm mua được cây đào ưng ý. Cây nào nhiều hoa thì đã nở hết, chả còn mấy nụ, lộc. Cây thì khẳng khiu, như khúc củi. Giá cả đắt gấp đôi, gấp rưỡi năm ngoái. "Một cây năm trước chỉ khoảng 700.000-800.000 đồng, thì năm nay họ đều hét 1,5-2 triệu đồng. Mà nhiều người bán năm nay rất "kiêu", mặc cả vài câu là họ tỏ ra không vừa lòng", chị Lan nói.
Hoa lan năm nay cũng có giá cao ngất ngưởng. Một cành địa lan của Trung Quốc hay Đà Lạt khoảng 380.000-400.000 đồng. Một cành lan Hồ điệp cũng khoảng 200.000 đồng. Bác Trung ở Đống Đa, cho biết, năm nào tôi cũng mua lan chơi, nhưng chưa bao giờ thấy lan đắt như năm nay. Năm ngoái, một cành địa lan chỉ khoảng 100.000-150.000 đồng. Các loại hoa khác như cúc, ly, thược dược ... cũng đua nhau tăng giá 30-40% so với những năm trước.
Năm nay được mùa quất, nên cây đẹp mà giá không tăng giá so với năm ngoái. Theo bác Thông ở Tứ Liên, nếu dùng cho gia đình, chỉ cần bỏ ra khoảng 150.00-300.000 đồng là có thể sở hữu một chậu quất vừa ý. Với các cơ quan công sở lớn thì mua cây to giá khoảng 700.000-800.000 đồng.
Chậu mai đỏ này có giá 1,5 triệu đồng. Ảnh: Đắc Kiên. |
Theo nhiều người bán, mai mất mùa nên giá cao trung bình gấp rưỡi, đến gấp 2 năm ngoái. "Giá cao, mà tôi cũng không có hàng để bán", một người bán mai nói. Một cây mai vàng loại nhỏ cũng có giá 1,5 triệu đồng. Những cây mọi năm giá 1,5 triệu đồng thì năm nay có giá đến 2,5-3 triệu.
Bên cạnh mai vàng từ miền nam chuyển ra, năm nay cây thế gồm mai trắng, mai đỏ cũng rất được ưa chuộng. Giá của các loại mai này cũng không hề rẻ. Một chậu mai đỏ có giá từ 400.000 đến 1,5 triệu đồng. Thậm chí có những cây mai trắng được hét giá đến 7-8 triệu đồng.
Nhiều người bán cho rằng, thời điểm này, khách mua chưa đông lắm, nhưng đa số là các doanh nghiệp, các chủ cửa hàng trong thành phố. Họ thường mua những cây đào thế, quất cảnh những cây to và có giá trị lớn, để trang trí cho cửa hàng, cửa hiệu hoặc đi biếu. Chị Bình, chủ một cửa hàng thời trang ở phố Huế, cho biết, chị vừa mua một đôi đào thế, giá 6 triệu đồng. Một cây mua cho nhà, một cây mang biếu đối tác làm ăn.
Cũng có một số người đi sắm Tết sớm, sợ đến cận ngày bận không có thời gian. Nhưng trước mức giá rất cao, nhiều người đã lắc đầu bỏ về. "Đợi mấy hôm nữa, hi vọng giá sẽ lại hạ như mọi năm", chị Hồng ở Long Biên nói. Có người thì tặc lưỡi mua luôn vì sợ rằng đến khi đó hết hoa lại còn đắt hơn.
Nhiều chủ bán đào đã đưa ra dịch vụ gần giống như thuê mua. Người mua để địa chỉ. Sau Tết, người bán đào sẽ đến lấy lại và trả cho gia chủ một khoản tiền, gọi là tiền mua lại gốc. Với nhiều cây đào thế đẹp, dù người mua nói là để mang "biếu", thì chủ bán đào cũng nằng nặc xin địa chỉ người được biếu để sau Tết đến mua gốc.
TP HCM giá tăng vẫn đông khách
Khảo sát của VnExpress tại TP HCM, giá hoa tăng từ 10 đến 30% tùy loại, đặc biệt là các loại Lan có giá tăng cao nhất. Năm nay, Lan Hồ Điệp có giá 120.000-150.000 đồng mỗi nhánh, đắt hơn năm ngoái 20.000-30.000 đồng. Lan rừng Ngọc Điểm có giá thấp nhất 300.000 đồng một nhánh, đắt hơn năm ngoái 50.000-70.000 đồng. Địa Lan 450.000 đồng mỗi gốc, trung bình một chậu 3 gốc tùy vào hoa và nhánh mà có giá dao động từ 1.200.000 đến 1.500.000 đồng. Đối với những nhánh Lan rừng to, nhiều nụ và hoa có giá 500.000 đồng mỗi nhánh.
Riêng các loại Lan nhập khẩu mới, giá trung bình từ 800.000 đến 1.500.000 đồng mỗi nhánh, tuy rất kén khách trong năm ngoái nhưng hiện nay sức tiêu thụ tốt hơn.
Không riêng gì hoa lan, mai vàng ngày Tết cũng tăng giá 30%. Một nhà vườn quê ở Bến Tre, bày bán hoa ở Công viên Tao Đàn chia sẻ với VnExpress: "Năm nay không có nhiều mai đẹp, lại ít cây nở đúng. Chính vì thiếu hàng và hao phí nhiều nên giá đắt hơn".
Một khách hàng mua gần cả chục dưa hấu to, loại 16-17kg mỗi trái. Ảnh: Đức Quang. |
Tại hội hoa xuân Tao Đàn, trung bình một chậu mai nhỏ đã có giá từ 150.000 đến 300.000 đồng, trong khi cũng loại này năm ngoái giá chỉ vào khoảng 120.000-170.000 đồng mỗi cây. Còn những chậu mai to, gốc có thế đẹp, hoa nở kịp Tết, tùy vóc dáng của cây sẽ có giá từ vài triệu đến vài chục triệu.
Cũng hút hàng như cây và hoa cảnh, dưa hấu năm nay được mùa vì có nhiều chủng loại cho khách lựa chọn. Từ miền Tây đổ về TP HCM có hai loại dưa hấu được người Sài Gòn ưa chuộng là dưa Vĩnh Long và Gò Công có giá trung bình từ 8.000 đến 12.000 đồng mỗi kg, đắt hơn năm ngoái 20-30%.
Trong khi đó, dưa hấu vuông có mức giá đắt hơn rất nhiều lần, một cặp dưa nặng 5-6 kg đã có giá gần 900.000 -1.300.000 đồng. Riêng cặp to nhất 12 kg có giá trên 3 triệu đồng. Tuy giá đắt và kén người mua là vậy, nhưng Công ty TNHH Đất Sạch, đơn vị cung cấp dưa hấu vuông độc quyền tại TP HCM cho hay, sáng 26 Tết đã hết hàng, vì khách Sài Gòn rất ưa chuộng những loại trái cây có hình dáng mới lạ và bắt mắt.
Một chủ hàng dưa hấu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai quận 1, cho biết: "Năm nay dưa bán chạy vì rất nhiều khách sộp mua một lần đến cả chục dưa to, chất đầy xe hơi, gần cả trăm kg".
Theo người bán dưa này, khách mua dưa đẹp mã để làm quà biếu, phải đóng gói thành từng cặp một, vì thế mà hút hàng.
Kiên Thành - Diễm Ái