DỊCH VỤ CUNG CẤP QUÀ TẾT - GIAO HÀNG TẬN NƠI

Cung cấp tất cả các lọai thực phẩm, hàng tết, quà tết, giỏ quà tết, giỏ quà gói sẳn, bia, ruợu, nước giải khát... Vui lòng liên hệ Hotline để biết thêm chi tiết: 0979 77 83 77

Hằng năm, Tết là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình đến bạn bè, người thân, đối tác, hay nhân viên bằng những món quà thật ý nghĩa đã trở thành truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, công việc cuối năm luôn tất bật làm cho chúng ta không có thời gian để làm công việc thật ý nghĩa này.

Hiểu được điều đó, chúng tôi đã phát triển trang website www.quatet.vn cung cấp những giỏ quà Tết chất lượng phục vụ nhu cầu của quý khách hàng.

Bạn là doanh nhân muốn tặng quà cho đối tác hay nhân viên để tri ân những đóng góp của họ cho sự thành công của bạn. Hay bạn muốn tặng những món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè.

Hãy đến với www.quatet.vn

Chúng tôi chuyên cung cấp:

- Giỏ quà Tết gói sẵn.

- Rượu, bánh, kẹo, bia, nước ngọt,...

- Dịch vụ gói quà theo yêu cầu.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trưng Bày và Bán Hàng tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Cậu Bé Vàng.

Địa chỉ: 158/7/39 Hoàng Hoa Thám, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. (Sơ Đồ)

Điện thoại: 08 6276 15 17

Hotline: 0979 77 83 77 - Ms Tâm

website: http://www.quatet.vn


CÙNG BẠN TƯNG BỪNG ĐÓN XUÂN!!!

Nở rộ mua bán quà Tết qua mạng

Cùng với các chợ và siêu thị, không khí mua sắm tại các siêu thị trên mạng cũng nhộn nhịp không kém và đã trở thành thói quen của một số người thường sử dụng Internet. Dịp này, tại các trang web mua bán trực tuyến luôn tràn ngập các mặt hàng Tết, phong phú từ chủng loại đến giá cả.

Trên trang web golmart.com.vn có hẳn mục "Phục vụ Tết" với rất nhiều chủng loại như "Thực phẩm truyền thống Tết" (bánh chưng, bánh tét, mứt...), "thực phẩm chế biến" (thực phẩm tươi, đông lạnh, đồ hộp...), hoa Tết... Nếu thích loại sản phẩm nào, khách hàng chỉ cần click chuột vào mục "đặt hàng" rồi sẽ được Cty chuyển tới trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo tại hoichovietnam.com hay diễn đàn "Mua rẻ" (của trang web Trái tim Việt Nam), khách hàng như lạc vào một mê cung hàng hoá với vô vàn sản phẩm. Từ việc nhận đặt, gói bánh chưng, bánh tét đến việc bán những đặc sản địa phương như: Thịt trâu gác bếp Sơn La, giò chả Ước Lễ, rượu Shanlung, cây cảnh, bonsai...

Một trong những mặt hàng bán chạy nhất trong dịp này là những giỏ quà Tết. Trên trang
quatet-online.com, có hàng chục loại giỏ quà giá từ 150.000 - 600.000đ/giỏ. Nếu khách có nhu cầu, Cty sẽ chuyển miễn phí đến tay người đặt, nếu đơn hàng trên 1 triệu đồng, còn với đơn hàng nhỏ hơn 1 triệu đồng, khách hàng chỉ mất 20.000đ tiền vận chuyển.

Anh Hồ Tuấn Anh - GĐ Cty truyền thông ATECH, chủ trang web trên - cho biết: Mặt hàng giỏ quà Tết được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm do giá thành hợp lý, kiểu dáng đẹp và các sản phẩm đều được Cty đảm bảo về chất lượng, nguồn xuất xứ. Hiện trung bình mỗi ngày, Cty nhận được trên 50 đơn đặt hàng và dự kiến đến những ngày sát Tết, số lượng người đặt sẽ cao lên.

Ngoài ra, năm nay cũng xuất hiện nhiều loại mặt hàng, lần đầu được bán trực tuyến. Hoa đào Nhật Tân đã có trang web hoadaonhattan.com của Cty CP thương mại và dịch vụ Nhật Tân bày bán nhiều cây đào thế đẹp, đặc sắc. Khách hàng ở HN đặt hàng qua mạng đều được vận chuyển miễn phí và được tặng quà đối với những đơn hàng từ 2 triệu đồng trở lên.

Hiện các siêu thị điện tử đều chấp nhận nhiều phương thức thanh toán, tạo nhiều thuận lợi, đơn giản hoá để thu hút nhiều khách hàng. Người tiêu dùng có thể chọn lựa nhiều cách thanh toán như: Chuyển tiền qua bưu điện, chuyển khoản qua thẻ ATM, thẻ tín dụng... Tuy nhiên, các siêu thị, cửa hàng trực tuyến chỉ thực hiện các đơn đặt hàng có trị giá từ 50.000đ trở lên.

Theo đánh giá của nhiều người, khi mua bán hàng Tết trực tuyến nên chọn các Cty lớn, có uy tín, sẽ tránh được rủi ro hay bị lừa đảo, bởi năm ngoái, một số người mua hàng qua mạng hay gặp phải trường hợp hàng nhận được không giống với hàng xem trên web, có chất lượng kém, thậm chí những mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hết "đát"...

Theo Báo Lao Động

Bi hài chuyện quà Tết cho bố vợ

Khi khách khứa đông đủ, ông bố vợ mở chai rượu quý chàng rể biếu Tết mời mỗi người một ly. Ai cũng cố uống cạn rồi chun mũi, nhăn mặt. Thì ra, anh con rể mua phải chai rượu rởm, làm từ nước chè xanh có pha đường, đã thiu.

Từng phải lo Tết thủ trưởng, Tết thầy cô giáo của con, Tết thầy cô giáo cũ của mình... nhưng tất cả tôi không sợ bằng việc mua quà Tết bố vợ, bởi có quá nhiều “bài học cay đắng”.

Cách đây 15 năm, tôi còn là “con rể mới” của gia đình vợ, nên được các cụ quý lắm. Năm ấy, vợ chồng mang lễ về quê ngoại và trong thập cẩm các món có chai rượu chanh (ngày ấy nó được gọi là “rượu mùi”). Bố vợ tôi cảm động, tự tay ông xếp đồ lễ của con rể lên bàn thờ tổ tiên. Tôi thấy ông bày bao nhiêu chai rượu khác sang một bên, để chai rượu của vợ chồng tôi vào chính giữa bàn thờ như để “báo cáo” với các cụ tấm lòng của thằng cháu rể quý hoá.

Trong mấy ngày Tết, ông cụ không đụng đến chai rượu ấy, ông để dành nó đến mồng bốn Tết, ngày hoá vàng, mới mở để đãi khách. Khi khách khứa ngồi đông đủ, ông bắc ghế trèo lên bàn thờ lấy chai rượu mùi do tôi mang về, giơ cao khoe: “Thằng cháu rể ở Hà Nội nó biếu chai rượu để thắp hương tổ tiên. Hôm nay hoá vàng, tôi xin lộc các cụ, mở chai rượu này mời các bác, các chú, mỗi người thưởng thức một ly nhỏ gọi là lấy may đầu xuân”.

Sau màn nâng cốc chúc mừng, mọi người đều cố uống hết chén rượu. Nhưng ai cũng chun mũi, nhăn mặt. Có người còn để chiếc cốc đã cạn vào mũi, hít lấy hít để xem nó là thứ rượu gì mà có mùi lạ quá. Hoá ra tôi mua nhầm phải chai rượu rởm, được người ta làm bằng nước chè xanh có pha chút đường. “Rượu chè xanh” đã có mùi thiu, may mà không ai bị vào viện cấp cứu. Nhưng từ đó tôi không bao giờ dám mua biếu bố vợ “rượu mùi” nữa.

Mấy năm sau, vợ chồng tôi đã khá giả. Túi quà Tết mang về biếu bố vợ cũng “nặng ký” hơn. Vợ tôi chuẩn bị chè búp, miến, măng khô, mì chính, hạt dưa. Còn tôi bổ sung thêm nửa cân cà phê, vài hộp bánh ngoại có hộp bằng sắt Tây trông thật hoành tráng.

Chè búp là thứ tầm thường, ngày nào các cụ chẳng pha uống, nên món cà phê của tôi biếu trở thành đặc sản chốn quê nhà. Hôm có khách ở tỉnh về, bố vợ tôi mới tíu tít bắt thằng cháu ngoại lấy phin ra pha cà phê đón khách. Ông đổ nước sôi vào phin, đợi 15 phút không thấy giọt cà phê nào chảy xuống cốc, nhưng phin pha cà phê thì đầy ự lên. Hoá ra món cà phê tôi biếu cụ được người ta làm bằng bột ngô rang cháy, khi gặp nước sôi, bột ngô nở ra, trở thành món cháo đặc, bịt kín các lỗ nhỏ ở đáy phin, chẳng trách không có giọt nào xuống được. May mà khách vội về, ông cụ không kịp đãi, nên chỉ có gia đình biết chuyện này.

Đến hôm rằm tháng Giêng, bố vợ tôi mới cho phép các cháu mở hộp bánh “sắt tây” do tôi biếu ra chia cho cả nhà. Thằng cháu tôi phải lấy con dao chặt xương mới phá đuợc nắp chiếc hộp. Mỗi người được bố vợ tôi chia cho một chiếc bánh từ cái hộp quý giá ấy. Mẹ vợ tôi vừa cắn miếng bánh đầu tiên đã kêu “ối giời ơi”, rồi bỏ xuống. Bà chị gái vợ thì chê bánh nhạt. Cậu em rể bảo: “Không ngon bằng kẹo lạc quê mình”. Hoá ra cái hộp đó là hộp “Bis-cốt”, làm bằng bánh mỳ khô, thái lát, tẩm chút đường nhàn nhạt rồi sấy khô, ăn vừa rắn, vừa nhạt nhẽo. Vậy mà tôi đọc nhầm “Bis-cốt” thành “bích-quy”. Vậy mà mang tiếng là cán bộ ở Hà Nội, vẫn ghi trong lý lịch mục ngoại ngữ là "Tiếng Anh thành thạo" đấy.

Rút kinh nghiệm các món quà “ăn uống” thường bị làm rởm, năm ngoái tôi chuyển chiến thuật. Tôi mua biếu các cụ quần áo. Tôi bảo vợ: “Em cứ lo quà biếu mẹ, chị em gái và các cháu, còn quà biếu bố để anh lo. Vợ tôi cảm động rưng rưng.

Cả một buổi chiều tôi đi dạo mấy dãy phố mới mua được bộ complê giá cả phải chăng. Ông cụ trịnh trọng nhận bộ quần áo của tôi, hỏi giá cả. Tôi thật thà bảo: “Rẻ mà bố, chưa đến một triệu”. Cho đến hôm nay tôi cũng còn nhớ như in hình ảnh ông cụ “mắt chữ o, mồm chữ a” khi nghe tôi nói câu đó. Ông mở quần áo ra ngắm nghía, ra vẻ thích thú lắm. Rồi ông gói ghém cẩn thận, đưa cho mẹ vợ tôi, bảo: “Bộ quần áo này quý quá, tôi là nông dân, cả đời chẳng đi đâu, chẳng bao giờ mặc nó cả. Bà cất đi, khi nào tôi chết, niệm cho tôi nhé!”.

Về sau mẹ vợ tôi kể, thỉnh thoảng ông cụ mang bộ quần áo đó ra ngắm, rồi lại cất đi. Ông tâm sự với bà rằng: “Con cái nó tốt, nhưng giá nó may cho tôi vài bộ quần áo mới bằng vải bình thường, có thể đi làm, đi họp, đi ăn cưới hay ăn giỗ được thì tốt hơn”. Hoá ra cái điều mình tưởng là quý giá, nhưng với người khác nó chưa hẳn là có giá trị, nếu không phù hợp hoàn cảnh. Tôi lại có được một bài học nữa về “văn hoá ứng xử”, mặc dù tôi là một giảng viên bộ môn này ở trường đại học.

Năm nay, bàn đến chuyện mua quà Tết, tôi bàn với vợ: “Hay mình chỉ mua chút bánh kẹo về cho các cháu, còn thì cứ biếu ông bà tiền mặt, nói rằng nhờ ông bà sửa giúp cái lễ thắp hương tổ tiên cho tiện”. Rất may, vợ tôi ủng hộ liền. Cô ấy bảo: “Công nhận vợ chồng mình cùng chí hướng. Em cũng nghĩ đến điều này từ lâu, nhưng ngại nói, sợ anh chê rằng quá coi trọng đồng tiền!”. Tôi ôm vợ, nhấc bổng cô ấy lên, quay ba vòng và hô “vợ muôn năm!”.

Theo Đàn Ông

Chọn quà tết ý nghĩa


Tết là dịp người ta dành tặng nhau những món quà giàu ý nghĩa. Nhưng bạn cũng chớ tùy tiện tặng mèo, mực hay dao nĩa... kẻo người nhận lại nghĩ họ đang bị "trù ẻo".

1. Áo mới: Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe.

2. Gà trống: Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.

3. Cành đào: Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa.

4. Gạo mới: Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.

5. Bầu rượu: Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.

6. Bánh chưng: Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy.

7. Các món đồ có màu đỏ: Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông.

Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất.

8. Tranh: Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.

9. Dầu: Ở Nam bộ, người dân quê có khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu).

10. Chó: Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng, chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.

Không nên tặng:

Theo tâm lý chung, người ta thường biếu nhau những món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Tất cả những gì xuất phát từ thành ý đều có thể biến thành quà tặng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với một số vật tượng trưng cho điều không may. Nhiều người kiêng tặng đồ có màu đen hoặc màu trắng.

1. Đồng hồ: Đồng hồ tượng trưng cho thời gian nên khi nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết. Theo tiếng Hoa, "đồng hồ" đọc là "zhong", làm người ta liên tưởng đến cái chết, sự kết thúc.

2. Mèo: Đừng nên tặng mèo, dù chú mèo đó xinh xắn, dễ thương đi chăng nữa. Tiếng kêu của mèo dễ làm người ta liên tưởng đến chữ "nghèo", điều xui xẻo.

3. Thuốc men: Nếu bạn tặng thuốc, người mê tín sẽ nghĩ ngay đến đau ốm, bệnh tật. Đầu năm bị ốm thì cả năm sẽ không suôn sẻ.

4. Con mực: Đi chơi biển về, nhiều người hay gửi tặng bạn bè, người thân vài con khô mực để làm quà. Tuy nhiên, đừng nên tặng món ăn này vào dịp Tết vì nhiều người quan niệm, nhận mực sẽ bị đen đủi cả năm. Tương tự như vậy, nếu bạn tặng lọ mực, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang "trù ẻo" họ.

5. Dao, kéo: Người ta có thể tặng nhau bộ dao, nĩa sang trọng, nhưng vào ngày Tết, món quà này lại có thể mang đến điềm xui. Người xưa quan niệm dao kéo sẽ đem đến sự xung khắc.

Cho và nhận ngày xưa là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "giông" suốt cả năm.

Theo thời gian, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại bánh trái, quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình, không vụ lợi.

Quà Tết: Biếu nhau chai rượu ngày Tết

Cứ gần đến Tết là tôi lại lo vì nhiều người tin tưởng nhờ đi chọn rượu biếu. Nhớ câu chuyện đùa từ lâu rằng có chai rượu ngoại được người ta biếu nhau thế nào mà đi được một vòng nó lại quay về tay chủ cũ. Câu chuyện đùa khiến ta phải suy nghĩ, đời cứ như thể mắc nợ nhau lòng vòng mãi... Cụ Mai An Tiêm bảo “của biếu là của lo, của cho là của nợ”, vì cụ không chịu nhờ vả mọi người nên bây giờ ta mới có dưa hấu để ăn. Nhưng giá như cụ Mai sáng tạo chế ra rượu dưa hấu để con cháu sau này đem đi biếu nhau chai rượu dưa hấu ngày Tết có khi còn ý nghĩa, sang trọng và an tâm hơn mấy chai rượu ngoại chẳng biết thật giả thế nào bán đầy trên thị trường.

Nỗi khổ của “kẻ dưới”

Làm cấp dưới khổ đủ đường, cả năm đã phải giữ gìn ý tứ rồi đến Tết lại phải “ý tứ” hơn. Người ít tiền lo mua chai rượu vừa phải để biếu sếp cho nó đúng cái “lễ điểm danh” cuối năm. Thường họ chọn những chai đẹp mã, chẳng cần biết uống nó thế nào. Cốt là sếp thấy đẹp, giữ lại bày trong tủ kính qua mấy ngày tết là thành công rồi. Các sếp lo nhớ tên những người đến biếu xén đã là khó rồi chứ làm sao sếp nhớ được là ai biếu gì. Thế nên chọn chai nào càng “độc” càng tốt, độc đây là “độc đáo” chứ không phải rượu độc theo nghĩa đen đâu.

Nhưng cũng có rượu “độc” theo nghĩa đen đấy, đó là rượu rởm. Năm nào quản lý thị trường cũng bắt được cả vài chục vạn chai rượu rởm vào dịp cuối năm và năm nào cũng có người ê mặt vì mua phải rượu rởm đem biếu. Cũng may, các công ty sản xuất rượu, bán rượu đã ngày càng quan tâm hơn đến việc kiểm tra thị trường nên rượu rởm đã ít đi. Tuy nhiên, cũng chưa thể nói hay, bởi các nhà “sản xuất và chế biến” của chúng ta tinh vi khủng khiếp. Gặp nút gỗ ép như R.M thì xiên một phát kim tiêm vài chục phân vào chai rượu, rút 1/3 rượu ra, bơm rượu rẻ tiền vào. Khi uống dễ ai biết? Còn chai rượu có nút kim loại như J.W thì đơn giản hơn nhiều, cả năm thu gom nút nhôm của bartender (10.000-30.000đ/chiếc), cậy nhẹ bằng dùi nhọn thì vẫn còn “nguyên si”, đến cuối năm mới đem ra đậy vào rượu đã qua “chế biến”. Có trời mới biết! May ra chỉ có người uống biết chứ người biếu thì có được...ngửi rượu bao giờ.

Còn người nhiều tiền hơn quan niệm “tiền nào của nấy” cứ chọn những chai rượu đắt tiền cho chắc. Những chai dáng càng lạ thì càng bán chạy. Nhưng họ đâu hiểu quy luật “cung- cầu”: Rượu càng bán chạy lại càng dễ bị làm dởm! Suy cho cùng, lôi theo một người chỉ biết phân biệt vài ba cái nút chai như tôi theo để chọn mua rượu biếu cũng chỉ để giải quyết vấn đề tâm lý mà thôi.

Cái khó của “Người trên”

“Người trên” vừa vừa thì cũng lo lắng không kém gì “kẻ dưới”. Thậm chí còn lo nhiều hơn. Lo vì không biết năm nay được biếu cái gì? Có nhiều không để còn lo biếu tiếp. Biếu tiếp rất khổ vì không “quản lý được chất lượng”, mình có phải người đi mua đâu mà đổi ngang hàng? Thế nên mới có chuyện mang ba chai đổi lấy một chai ngoài chợ, cốt để có được một chai vừa ý đem biếu.

“Người trên” cao hơn cũng vẫn có “người trên” nữa, thế nên họ lại là một cấp trung gian lo “vận chuyển” rượu đi nơi khác. May mắn thì chai rượu cũng có được người uống. Đấy có thể là con cháu hay có khi là bố vợ “người trên”. Những người này thường thưởng thức rượu theo kiểu tiện gì uống nấy. Cốt cho say mấy ngày Tết. Đơn giản vì họ có nhiều rượu để uống quá. Chưa kịp ngửi mùi chai này đã uống hết chai khác. Nhưng cũng là may cho những chai rượu long đong “ba chìm bảy nổi” cũng đến được... người tiêu dùng.

Ai lợi ai hại?

Không nói thì ai cũng biết, nhà sản xuất, nhà phân phối và các cửa hàng bán rượu là có lợi nhất. Các nhà làm rượu rởm, tất nhiên khi chưa bị phát hiện thì cũng lợi quá rồi. Đôi khi người đi mua cũng hưởng lợi, đấy là khi các phu nhân của “bề trên” bán tống bán tháo ra các cửa hàng, gọi là đổi lấy chút tiền “mua củi cho nồi bánh chưng” thì tự nhiên rượu bị phá giá, khách mua nào may mắn thì mua được chai rượu rẻ.

Tết là dịp để các container rượu “chảy tràn” ra phố xá. Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ mang rượu biếu đi biếu lại như thế này thì thiệt thòi cho những người kinh doanh rượu quá, mà chưa kể đến vô tình những người đi biếu rượu lại bắt ép cấp trên, cùng con cháu, họ hàng của họ phải uống thứ rượu mà họ không thích.

Biếu rượu cũng như tất cả các nghi lễ khác là một cử chỉ của sự quan tâm, ghi nhớ ân tình trong các mối quan hệ. Nhưng trước khi tặng chúng ta hãy nên tìm hiểu xem người nhận có sở thích gì? Đừng “bắt” họ phải nhận những thứ thuộc về hình thức, cuối cùng tạo ra sự “bắt ép” dây chuyền đầy lãng phí và thiếu ý nghĩa.

Tết Việt nơi tuyết trắng nước Nga

Sau khi cùng người dân bản xứ đón Giáng sinh và Tết dương lịch, những người Việt xa xứ lại cùng gia đình sửa soạn đón Tết cổ truyền dân tộc. Tết vẫn là ngày lễ thiêng liêng nhất trong năm đối với người dân Việt ở Nga.
Khắp nơi trên đất nước Nga, nơi nào có người Việt sinh sống nơi đó có những khu chợ chuyên bán những sản phẩm quê hương phục vụ nhà nhà đón Tết.
Nỗi niềm người xa xứ
Nơi tuyết trắng này dù có “mâm cao, cỗ đầy” đến đâu cũng không thể làm cho những người Việt ở Nga vơi nỗi nhớ nhà. Có những thói quen tưởng đã tan biến vì bận rộn mưu sinh thì Tết đến, nó lại ùa về khiến ai cũng khao khát trở về đất mẹ được nhẹ bước trên vỉa hè phố cổ, dang tay đón từng hạt mưa xuân, và lặng yên ngắm một sắc đào phai.
Chỉ trong vòng nửa năm trở lại đây, cộng đồng người Việt sống ở Nga phải chịu hàng loạt “cú sốc” - liên tục các ốp (khu nhà) bán hàng và ốp ở phải đóng cửa. Có tin chợ Cherkizov sắp bị giải tỏa, đã làm cho cả cộng đồng rất đỗi bàng hoàng. Theo ước tính, trong số hàng vạn người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Liên bang Nga thì 90% mưu sinh bằng việc chạy chợ và đánh hàng, nên mọi người đang sống trong lo âu, thấp thỏm. Tuy vậy, họ vẫn phải tiếp tục sống, làm việc và đón Tết cổ truyền với bao niềm hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng hơn
Matxcơva sôi động ngày giáp Tết
Năm nào cũng vậy, cuối tháng 11 âm lịch, các chuyến bay Matxcơva - Hà Nội chật ních, thậm chí sốt vé máy bay. Song, không phải người Việt nào cũng đủ điều kiện về quê ăn Tết. Đa số họ vẫn đón Tết tại Nga. Những ngày áp Tết, các trung tâm thương mại đua nhau in lịch. Lịch in tại Nga trông cũng rất đẹp, tuy giá cả đắt hơn lịch in trong nước, nhưng đổi lại không mất cước vận chuyển.
Anh Thanh, chủ một xưởng in tâm sự: “Bà con vẫn thích lịch ở trong nước hơn nhưng cước vận chuyển cao từ 5-8 USD/kg nên chúng tôi đành phải in ngay tại Nga để tiện cả đôi đường”. Vào dịp cuối năm, bà con làm ăn ở chợ Vòm cũng như các ốp thường được nhận quà Tết. Túi quà gồm có lịch, bánh chưng, sâm banh, hộp mứt và một quyển tạp chí của quê nhà.
Xét theo tiêu chuẩn Tết truyền thống “thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ” thì ở Nga người Việt ăn Tết cũng chẳng thiếu thứ gì. Có thể dễ dàng mua bánh chưng gói sẵn, cầu kỳ hơn thì đặt tại các nhà hàng. Giá cả thay đổi tuỳ theo chất lượng bánh . Giá trung bình mỗi cặp bánh to khoảng 8 USD. Khởi đầu cho việc đưa những chiếc bánh chưng xanh đất Việt đến xứ tuyết, phải kể đến công ty Thành Trí. Sớm nhận ra nhu cầu ẩm thực, tâm linh sâu xa của người Việt, Thành Trí đã đưa sang Matxcơva lá dong, gạo nếp, dây lạt, đỗ xanh, để làm bánh chưng. Nhìn chung, bánh chưng được gói tại Nga, từ hình thức đến mùi vị khá giống với bánh chưng quê nhà. Chị Hương, một chủ tiệm bánh chưng tâm sự: “10 năm làm nghề gói bánh chưng kiếm sống, mỗi năm Tết đến, tôi làm không hết đơn đặt hàng. Có nhiều gia đình đặt hẳn 10 cặp, vừa ăn vừa biếu.
Đến tầng ngầm của Trung tâm Thương mại Xaliut 3 nằm trên đại lộ Ogrotny, hàng trăm quầy hàng khô được bày la liệt. Từ chai nước mắm nhãn hiệu Phan Thiết, cho đến củ tỏi, củ hành, rau húng, rau thơm chẳng thiếu thứ gì. Anh Thanh Sơn, chủ đại lý hàng khô ở đây cho biết: “Đa số giò chả được bày bán ở đây đều được gói tại Nga, loại đưa từ trong nước sang mang thương hiệu nổi tiếng như Hà Bắc, Ước Lễ tuy đẹp, lá xanh nhưng giá cao lắm (do bị tính cước), nên không có lãi. Loại giò chả gói từ thịt lợn nuôi ở ngoại ô Matxcơva chỉ được gói một lần lá chuối còn bọc ngoài là giấy nilon, không dùng hàn the giá cả lại “mềm”, chỉ 3 hay 4 USD/chiếc”
Thời nay, người Việt nơi xứ tuyết có vẻ sao nhãng với những cao lương, mỹ vị mà hướng tới những đồ ăn dân dã, quê mùa như mồng tơi, rau lang, mắm tép. Loại hàng này càng vào dịp Tết càng đắt như “tôm tươi”.
Những gia đình cầu kỳ hơn, trước Tết khoảng nửa tháng, họ đánh xe vào rừng chặt một cành bạch dương trụi lá về ngâm ủ trong phòng để khi Tết đến là vừa nẩy nụ. Sau đó họ chỉ cần mua hoa đào giấy về gắn vào là đã có một cành đào chơi Tết. Ngày 30 Tết, những cành đào kiểu như vậy cũng được bày bán khắp các ốp, các chợ. Thỉnh thoảng cũng có những “tay chơi sang” đưa đào từ Việt Nam sang để chơi Tết, giá mỗi cành đào Nhật Tân 200 - 300 USD.
Người Việt tại Nga gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên. Nhìn lên bàn thờ có mâm ngũ quả, bánh chưng, mứt Tết, hương trầm, rượu, kim ngân, thậm chí có gia đình còn treo cả câu đối, và một lọ hoa tươi, cứ hệt như đón Tết cổ truyền tại quê hương vậy.
Thời khắc giao thừa đáng nhớ
Tuy sống ở xứ người nhưng cộng đồng vẫn lấy múi giờ Việt Nam đón giao thừa (20h Nga). Vào giờ đó, mọi gia đình đều bày mâm, thắp hương cúng gia tiên. Mỗi ốp có khoảng 300 gia đình, với hàng ngàn con người cư ngụ. Phút giao thừa, ngoài hành lang lặng im phăng phắc.
Đôi vợ chồng Khánh và Dũng sang đây làm ăn, gửi lại quê nhà 2 đứa con nhỏ . Mỗi năm đến thời khắc giao thừa, họ không cầm nổi nước mắt vì nhớ con. Sáng mùng 1 sang chúc Tết bên nhà tôi họ vẫn rưng rưng xúc động: “Đã 8 năm rồi, chúng tôi không được đón Tết bên các cháu. Phút giao thừa các cháu lại thút thít chờ mong điện thoại từ phương xa bố mẹ gọi về. Bao giờ dành dụm được ít tiền, Tết chúng tôi sẽ về”.
Sau khoảnh khắc giao thừa vài phút, nhà tôi cũng như cả trăm nhà vội vàng nhấc điện thoại gọi về nước chúc Tết gia đình, người thân. Giao thừa xong, gia đình nào cũng đã chọn sẵn người xông đất hợp tuổi. Hái lộc đầu xuân cũng là nghi lễ mà cộng đồng không bao giờ bỏ qua. Những ốp có đông người Việt sinh sống, sau giao thừa, bà con tổ chức sinh hoạt văn nghệ “cây nhà lá vườn”, Ban quản trị ốp chúc Tết, lì xì cho trẻ em. Quy mô hơn là Chương trình Ca nhạc đón Xuân được tổ chức tại Cung Văn hoá Trường Đại học Giao thông, thu hút nhiều đơn vị tham gia.
Sáng mùng 1, cả nhà đưa nhau đi chúc Tết bạn bè, hàng xóm. Nhiều gia đình còn có bạn bè Nga đến chúc Tết. Tuy vậy, cũng có một số gia đình vẫn ra chợ bán hàng để “lấy ngày” đến tối mịt mới về. Năm nào cũng vậy, dư âm ngày Tết kéo dài cho tới tận rằm tháng Giêng.

Theo Tiền Phong

Tết này không lo thiếu bánh kẹo

Mặc dù sức mua thị trường thời gian qua giảm do tình hình khó khăn kinh tế, nhưng Tết này các công ty sản xuất bánh kẹo vẫn tăng sản lượng thêm 15-25% ngày thường, song giá bán cũng tăng tốc theo.

Đại diện Tập đoàn Kinh Đô cho biết, giá nguyên vật liệu vừa qua đã tăng 30-40%. Vì vậy, giá bán các sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng mùa Tết năm nay của đơn vị này sẽ tăng khoảng 10-15% so với giá các loại sản phẩm thời điểm này năm ngoái.

Dự kiến, năm nay Kinh Đô đưa ra thị trường khoảng 25 triệu hộp sản phẩm bánh kẹo, vượt 15% sản lượng so với dịp Tết năm ngoái. Đại diện Tập đoàn này cho hay, sẽ đẩy mạnh khai thác phân khúc sản phẩm cao cấp với việc sản xuất gấp đôi sản lượng so với năm trước, khoảng một triệu hộp sản phẩm cao cấp sẽ được tung ra thị trường.
Kinh Đô cũng đưa ra 30 sản phẩm mới, trong đó, 3 dòng sản phẩm chủ đạo của dịp Tết năm nay là Cookies Korento (chế biến từ bơ sữa), Share (loại bánh mỏng, giòn, kẹp kem) và dòng sản phẩm quà biếu Tết đựng trong hộp thiếc hoặc hộp giấy có khối lượng 240-700g.
Mùa Tết năm nay, Công ty cổ phần Bibica cũng tung ra thị trường khoảng 20 sản phẩm mới với các loại bánh hộp vị gừng, kem Orris, dâu, cam. Số lượng bánh kẹo công ty này cung cấp cho thị trường trong dịp Tết năm nay khoảng 4.500 tấn, trong đó có hơn 5 triệu hộp kẹo với doanh thu dự kiến khoảng 180 tỷ đồng.
Nhiều công ty sản xuất bánh kẹo khác cũng điều chỉnh sản lượng 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các nhà sản xuất, dự báo sức mua sẽ tăng mạnh vào những ngày cuối năm do thời gian qua nhiều gia đình tiêu dùng đã dè dặt bởi vật giá lên cao, nay sẽ "cởi mở" hơn.
Nhiều cửa hàng, đại lý bánh kẹo cũng đã trữ hàng Tết khá dồi dào. Chủ các sạp hàng ở chợ Tân Định (quận 1), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), cho biết chuẩn bị bánh kẹo khá đầy đủ.
Chủ một quầy thực phẩm bánh kẹo chợ Tân Định nói: "Mặc dù nhiều dự báo cho rằng sức mua sẽ giảm sút, hàng không bán chạy do ảnh hưởng của tình hình kinh tế nhưng tôi vẫn đặt hàng với số lượng đảm bảo để bán cho khách trong dịp cuối năm". Theo chủ hàng này, bánh kẹo, mứt, lạp xưởng, nước ngọt, bia... là những mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu ở các gia đình trong mỗi dịp xuân về. Vì thế, sức tiêu thụ những mặt hàng này sẽ vẫn tăng cao.
Một số chủ đại lý, tiệm tạp hóa khác cũng cho biết việc tăng cường tích trữ hàng tết như hiện nay là do rút kinh nghiệm thị trường mùa bánh trung thu vừa qua. Vào đầu mùa bánh, các cửa hàng chỉ dám dám đặt một lượng hàng vừa đủ để bán. Tuy nhiên, gần đến những ngày cuối mùa trung thu, sức mua của người dân tăng mạnh, hàng không đủ, các đại lý phải chạy đôn chạy đáo tìm hàng.
Nhiều nhà cung cấp tin tưởng rằng, sự việc sẽ lặp lại trong vụ bánh Tết năm nay.

Theo Vnexpress

Tết về, ba nhớ con quay quắt

Lại một mùa Tết nữa không có con bên cạnh ba. Ba biết làm sao bây giờ khi tình cảm thiêng thiêng của tạo hóa, tình cảm một người cha dành cho đứa con gái bé bỏng chỉ lên 10 tuổi đều trở nên vô nghĩa, vô tình và vô cảm với những người đang sống ở xung quanh con. (Do Binh)
From: Do Binh
Sent: Friday, January 16, 2009 1:42 AM
Subject: Gui toa soan: Thu goi con gai nhan mua Tet ve
Nhớ yêu thương của ba,
4 cái Tết, 4 năm của những khắc khoải, chờ mong giây phút được có con bên cạnh dù chỉ là nhìn thấy con, chở con đi mua quà Tết, hay hạnh phúc hơn nữa là dành thời gian ghé thăm chúc Tết ông, bà, hai bác bên nội… Ôi những việc đó là những ước mơ, mơ ước mà ba biết không bao giờ xảy ra khi con chưa đủ nhận thức và sự hiểu biết cần thiết để phân biệt đúng sai, phải trái…
Con có biết, 4 năm qua, thời gian hai cha con ở bên nhau chưa tới 4 ngày không? Chắc là không vì trong đầu con đã không có hình ảnh của ba, ba biết không phải lỗi của con! Con có biết, mỗi lần bất chợt nhìn thấy hình ảnh của một người cha chăm sóc đứa con gái trên phim hay trên đường đi mà hai dòng nước mắt cứ tự nhiên chảy dài trên gương mặt ba và mọi người không hiểu tại sao ba lại khóc như đứa trẻ đến thế!
Con có biết, những năm trước đây khi ba ở bên cạnh con, mỗi khi Tết về, ba là người đi chợ mua rau tươi, mua tôm càng về để trong tủ lạnh hòng nấu cho con trong những ngày con nghỉ học ở nhà trẻ. Con có biết, hình ảnh con bé xíu vẫn luôn tồn tại trong ba kể từ ngày ba buộc phải rời xa con cách đây 4 năm về trước.
Con có biết, ba vẫn thường mua đồ cho con mỗi khi có thể và để ở nhà chờ dịp thuận lợi đưa gián tiếp cho con, dù chả biết con có thích không? Có dùng không và có biết món quà đó là của ba mua cho con không?
Con có biết, nhiều lúc ba nhớ con đến quay quắt, quên ăn, quên ngủ, quên làm, ngồi thẫn thờ như một người mất trí chỉ vì nhớ con. Con có biết, ba thật buồn khi mỗi lần con hỗn với ba trong điện thoại mà ba biết đó không phải là những suy nghĩ của con…
Con có biết, ba không thể hiểu vì sao con của ba phải rơi vào hoàn cảnh như thế! Con có biết, giờ đây ba ước gì con không phải là con của ba để ba thôi không phải dằn vặt mình, thôi đi cái sự tức giận đến run người trước những hành động, lời nói không thể chấp nhận từ những ai đang cố nhồi nhét cho con những lời nói hỗn với ba hay những hình ảnh không tốt về ba…
Con có biết, ba mong chờ một ngày nào đó, khi con gái bé bỏng của ba đủ lớn, đủ thông minh, đủ sự hiểu biết để gọi điện cho ba và nói “Ba Bình Bung ơi, con nhớ ba!”, giống như bây giờ ba vẫn hay tự nói thầm với mình “Nho ơi, ba nhớ và thương con lắm”.
Con có biết, ba sẽ làm tất cả vì con, thậm chí hy sinh mạng sống này để cho con được sống, cho dù nhiều lúc ba cũng phải cố nuốt nước mắt và hành động với lý lẽ rằng “bây giờ con đã là con của người khác”.
1h30 sáng 16/1/2009
Một người ba bất hạnh.

Quà Biếu Tết - Tràn ngập thị trường

Càng gần cuối năm, các cửa hàng bánh kẹo, siêu thị ở Hà Nội càng đua nhau đưa ra những mẫu hàng quà biếu mới. Giá mỗi loại từ vài trăm cho đến cả vài triệu đồng. Theo các chủ hàng, năm nay rượu ngoại vẫn chiếm vị trí độc tôn trong danh mục quà biếu.
Trên những con phố chuyên bán bánh kẹo của Hà Nội như: Hàng Buồm, Hàng Da, Hai Bà Trưng, các giỏ quà được bày tràn xuống cả vỉa hè. Mỗi giỏ thường là một chai rượu ngoại, một bao thuốc lá, hộp trà, gói bánh, kẹo, được bọc giấy kính, thắt nơ.
Chủ cửa hàng bánh kẹo Thanh Hương trên phố Hàng Buồm cho biết, cửa hàng mới bắt đầu bán quà Tết khoảng 1 tuần nay nhưng đã nhanh chóng đắt khách. Chỉ cần nhìn vào gói quà khách mua là biết đối tượng được biếu tặng là ai. "Thông thường người mua tặng bạn theo kiểu xã giao thì chỉ mua loại thường thường 200-300 nghìn đồng và cũng không quá cầu kỳ khi chọn hàng. Còn khách mua biếu sếp thì rất khó tính, rượu thì phải rượu xịn như Hennessy, XO, kẹo phải là loại của Thụy Sĩ, Pháp, thậm chí họ còn cầu kỳ với cách trang trí, gói bọc".
Bước vào những siêu thị lớn của Hà Nội như Metro, Intimex, Fivimart, khách đều bị thu hút trước quầy hàng Tết ngay cửa vào. Giỏ quà ở đây khá đẹp, sản phẩm nhập ngoại với mức giá thấp nhất là 250 nghìn và cao nhất là 1,5 triệu đồng. Dù trời mưa rét, nhưng ngay trong sáng 28/12, siêu thị Big C đã bán được gần 10 giỏ quà. Đứng xếp hàng chờ thanh toán, anh Minh tỏ ra khá hài lòng với hai giỏ quà vừa chọn. Anh cho biết: "Ở ngoài cũng có khá nhiều nơi bán đồ này nhưng tôi vẫn muốn mua trong siêu thị vì không phải mặc cả giá, cũng chẳng lo hàng giả hàng kém chất lượng. Hàng biếu mà không ra gì thì thật xấu mặt". Siêu thị Metro cũng liên tục nhận được đơn đặt hàng của các công ty. Theo bộ phận bán hàng thì giỏ quà ở đây có giá trung bình 200-500 nghìn đồng, một số công ty mua để phát cho nhân viên, còn phần lớn mua hàng để biếu các đối tác và cảm ơn những nhân vật đã hỗ trợ, giúp đỡ họ trong làm ăn.
Bên cạnh những gói quà bày bán khá bắt mắt, thì thị trường rượu ngoại cũng bắt đầu sôi động. Theo một công ty chuyên kinh doanh rượu ngoại thì năm nay ngành hải quan kiểm tra khá chặt chẽ việc nhập khẩu rượu nên hàng trốn thuế, hàng lậu hạn chế hơn, đó cũng là một phần nguyên nhân khiến giá rượu tăng khoảng 20-30 nghìn đồng mỗi chai. Song điều này không làm giảm đi nhu cầu mua rượu, thậm chí càng gần đến Tết lượng mua càng tăng. Đến nay lượng rượu ngoại bán được cao hơn cùng kỳ năm trước 20%.
Chợ Hàng Da vốn là điểm đến của dân sành rượu... biếu vì giá thường mềm hơn những cửa hàng khác và chất lượng thì khá đảm bảo với khách quen. Những ngày này chợ tấp nập người mua. Ở đây ngoài nhưng chai bình dân như champainge, vang chát, vang bourdaux giá vài chục nghìn đến những loại vài trăm nghìn như Chivas, Johnnie Walker đen, đỏ. Những loại rượu cao cấp như Johnnie Walker xanh, vàng, Remy Martin, Hennessy XO có giá khoảng 1-1,5, triệu đồng, đặc biệt chai Wisky Macallan được coi là ngon nhất và sang nhất hiện nay có giá hơn 5 triệu đồng.
Theo chủ kios số 11, khách mua rượu cao cấp thường là những người sành sỏi hoặc mua biếu quan chức. Những khách hàng này lại không hề cầu kỳ với việc gói bọc mà họ thường yêu cầu đơn giản và kín đáo. "Từ khi có yêu cầu cấm tặng quà nhiều khách hàng không còn chuộng loại giỏ cồng kềnh kia. Tôi thấy họ thường chọn loại rượu thật xịn và càng xịn càng chứng tỏ tấm lòng của người biếu".

Theo Vnexpress

Người nước ngoài đón Tết ở Việt Nam

Một tuần nay, phòng khách rộng chừng 20 m2 của gia đình William và Colli trên phố Nguyễn Ngọc Vũ (Hà Nội) trang hoàng rực rỡ đèn, hoa và những cành thông từ Mỹ gửi sang. Ba năm nay, gia đình họ đã quen với việc đón Tết ở Việt Nam cùng những người bạn mới.
Ngay từ trước lễ Giáng sinh, mấy bé con đã đòi mẹ Colli đi siêu thị để mua cây thông, quà bánh... Dù chẳng biết làm gì, nhưng Liêm và Thi (tên Việt Nam của hai đứa con trai) cũng lăng xăng giúp mẹ quét dọn và trang trí nhà cửa.
Liêm dán nhiều hình vẽ ngộ nghĩnh lên tường, chuẩn bị những món quà Tết bằng các bức tranh tự vẽ hình ảnh con vật để tặng bà, tặng cha mẹ... Mỗi năm một lần, bà nội của Liêm đều bay từ Mỹ sang Việt Nam đón Giáng sinh và Tết Dương lịch cùng các cháu. Liêm rất thích những cành thông bà nội đã cất công mang từ Mỹ, bày lên bàn để đón chào năm mới.
Anh chị Wiliam và Colli là người Boston, Mỹ, đã đến Việt Nam được ba năm. Anh hiện là giảng viên của ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, nói tiếng Việt rất sõi. Ba năm nay, anh chị và ba con không được đón Tết ở quê nhà, nhưng năm nào, vào những ngày này, chị Colli cũng chuẩn bị quà cho các cháu để đón Tết, đơn giản nhưng đầm ấm.
Đêm giao thừa, William và Colli cùng với những người bạn, cả Mỹ lẫn Việt, tổ chức bữa ăn gia đình, trò chuyện rôm rả, xua tan đi nỗi nhớ nhà, nhớ người thân. Bà nội Liêm làm món bánh ngọt kiểu Mỹ, bánh pizza... để đãi khách.
William kể: "Ở bên Mỹ vào ngày Tết Dương lịch, hầu như gia đình nào cũng có món gà Tây quay, bánh pizza. Thanh niên thường đổ ra đường xem bắn pháo hoa, còn người già ngồi ăn uống, trò chuyện. Nhưng khi ở Việt Nam, vì các con còn bé nên chúng tôi cũng không ra ngoài đường mà thường tổ chức tại nhà".
Chị Linda, người Mỹ, đã ở Hà Nội được 4 năm. Chị lấy chồng là người Việt và có một đứa con 2 tuổi xinh xắn. Năm nào vào dịp Tết, chị cũng mua quà Việt Nam, gửi cho người thân ở nước ngoài, hoặc gọi điện thăm hỏi gia đình.
Trước Tết, chị cùng chồng con đi siêu thị, xách về cả giỏ thực phẩm để chuẩn bị nấu cơm đãi khách, người thân trong gia đình chồng, bạn bè. Từ khi lấy chồng Việt, chị Linda thích tự tay nấu ăn vào dịp đầu năm, thắp hương tổ tiên như phong tục của người Việt. Chị thường nấu những món ăn truyền thống như sườn nấu canh măng, gà luộc chấm muối tiêu chanh... Bữa cơm đầu năm bao giờ cũng có khoanh giò, món ăn mà chị rất thích.
Linda cho biết, những người bạn nước ngoài của chị ở Hà Nội thường đi du lịch vào những ngày lễ, hoặc trước lúc giao thừa, họ ngồi ở các nhà hàng, quán bar uống rượu hoặc nhảy cho tới sáng. Đón năm mới 2008, vợ chồng Linda quyết định chọn một quán cà phê ven Hồ Gươm để ngắm dòng người tấp nập.
Cô giáo dạy múa bụng Ara Hwang trên sàn diễn. Ảnh: Hoàng Hà.
Tuy nhiên, cũng có những người nước ngoài rất bận rộn trong dịp Tết này. Đến từ xứ sở kim chi, Ara Hwang, người truyền bá môn múa bụng Ảrập vào Việt Nam, cho biết, những ngày đầu năm, chị và nhóm múa có lịch diễn dày đặc tại các tụ điểm giải trí. "Sau Tết này, có thể tôi sẽ sang Thái Lan làm việc. Tôi sẽ rất nhớ con người và những kỷ niệm đẹp ở Việt Nam".

Theo Vnexpress

Quà tết

Một cô gái được bạn trai tặng đôi hoa tai nhân dịp đầu năm mới nhưng cô không muốn mẹ biết. Khi về nhà, cô kiếm cách nói dối.

- Mẹ ơi, con lượm được đôi hoa tai này ngoài đường. - Cô khoe.

- Chẳng đáng gì. Hồi bằng tuổi con, mẹ còn lượm được cả một cái áo khoác da rái cá ấy chứ.

***

Chiều cuối năm, vợ nói với chồng:

- Anh ơi, áo khoác của em cũ quá, đứt hết cả cúc rồi. Tết này anh mua tặng em áo mới nhé!

- Dĩ nhiên, ngay sáng mai anh sẽ mua.

- Mua áo chứ?

- Không, mua cúc thôi!

Quà Tết hàng chợ ế ẩm

Hơn một tháng nữa mới đến tết Nguyên đán, giỏ quà biếu Tết đã tràn ngập thị trường. Tuy nhiên, mua sắm tại các siêu thị náo nhiệt bao nhiêu thì những gian hàng ngoài phố lại trái ngược.
Siêu thị Big C đặt tên những món hàng mỹ miều như Giỏ quà Tân Xuân, giỏ quà Mai vàng sắc Xuân, giỏ quà Hạnh phúc, giỏ quà Phát lộc - Phát tài. Thu hút khách hàng hơn cả là những giỏ quà tặng bình dân có giá chỉ 80.000 đồng gồm nước ngọt, bánh quy, kẹo, một ô mai và cà phê.
Theo Ban giám đốc của Big C, dự kiến nhu cầu tết của người dân Thủ đô sẽ tăng cao thêm 20-30% nhu cầu ngày thường, Big C đã tăng cường kho lưu động, nhằm tránh tình trạng thiếu hàng khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến.
Anh Hoàng, một khách hàng, bày tỏ: “Tôi đang đi học, mọi thứ vẫn phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình, vậy nên những giỏ quà như thế này khá phù hợp với chúng tôi. Quà tết năm nào cũng phải tặng, tôi đã từng phải nhọc lòng suy nghĩ và đắn đo khi lựa chọn các món quà, nhưng với giỏ quà 80.000 đồng như thế này, tôi khá hài lòng”.
Nếu Big C hướng đến nhu cầu của các đối tượng có thu nhập thấp, thì Metro dường như lại tập trung vào các đối tượng có thu nhập cao và những đơn hàng lớn. Với hơn 40 loại giỏ quà tặng, các món quà tại Metro đã bứt phá ra khỏi những khuôn khổ của một giỏ quà tết thường có mà tập trung vào các món quà có tính năng sử dụng lâu dài như gấu bông, chén bát, xoong nồi, lò vi sóng, máy xay sinh tố… trị giá của mỗi giỏ quà trên 1,3 triệu đồng. Những khách hàng đến mua quà tặng trên 10 triệu đồng sẽ được nhân viên Metro giao hàng đến tận nhà.
Giỏ quà biếu Tết cũng tràn ngập các con đường, ngõ phố chuyên buôn bán bánh mứt kẹo như Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hàng Buồm, Hàng Da. Tuy nhiên, trái ngược với cảnh sắm tết náo nhiệt tại các siêu thị, những gian hàng bánh kẹo ngoài thị trường lại vắng vẻ người mua. Đoạn phố Hai Bà Trưng, nơi ngã rẽ từ Phan Bội Châu xuống, chỉ trong vòng vài chục mét đã có tới 4-5 cửa hàng bày bán bánh kẹo, rượu bia, nhưng ít thấy bóng dáng của khách hàng, các chủ cửa hàng ngồi túm tụm buôn chuyện cùng nhau.
Dạo qua những gian hàng bánh kẹo trên phố Hàng Buồm, khung cảnh cũng gần tương tự. Các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết đã được bày ra la liệt, nhưng các “thượng đế” gần như chưa thấy đâu. Chị Hương, một chủ cửa hàng, buồn bã nói: “Mọi năm đến thời điểm này, cửa hàng chúng tôi đã khá đông khách, nhưng năm nay ế ẩm quá, những thông tin về hàng nhái, hàng giả đã khiến cho người tiêu dùng quay lưng lại với chúng tôi. Có vẻ như người dân chuộng hàng siêu thị hơn, mặc dù chất lượng và giá cả của chúng tôi cũng cạnh tranh đâu kém”.

Theo Dân Trí

Phát hành sách gây quỹ mua quà Tết cho trẻ khó khăn

"Truyện kể ngày Tết - Trẻ học điều hay, Chung tay đón Tết" - ấn phẩm đặc biệt được phát hành trên toàn quốc, nhằm gây quỹ mua quà Tết Kỷ Sửu cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Công ty Cổ phần Phát hành sách TP HCM (Fahasa) vừa phối hợp cùng Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam - Nhãn hàng OMO giới thiệu và ra mắt quyển sách "Truyện kể ngày Tết - Trẻ học điều hay, Chung tay đón Tết" nhằm gây quỹ mua quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cần được giúp đỡ.
Đây là một phần hoạt động của chương trình hành động kêu gọi cộng đồng cùng góp sức giáo dục và hướng dẫn trẻ em học và thực hành lòng nhân ái, tính sẻ chia nhân dịp Tết Kỷ Sửu.
Sách dành cho thiếu nhi tuổi 6 đến 12, với 5 giai thoại về các nhân vật lịch sử và truyện ngắn tiêu biểu của các tác giả nổi tiếng. Sách được thiết kế theo phong cách sách "học mà chơi" của nước ngoài. Mỗi trang giống như một bức tranh nhiều màu với nét vẽ ngộ nghĩnh dễ thương, kích thích trí tưởng tượng của trẻ về mùa xuân, Tết cổ truyền... Cuối mỗi câu truyện đều là đúc kết sâu sắc về lòng nhân ái, tính sẻ chia, hướng trẻ em đến việc thực hành những việc làm tốt trong đời sống thực.
"Việc phối hợp giới thiệu và phát hành quyển sách này để đóng góp 60% doanh số gây quỹ mua quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện trách nhiệm của chúng tôi đối với cộng đồng", Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Phát hành Sách TP HCM - Fahasa Huỳnh Văn Hội nói.
Từ ngày 15/12, sách được phát hành trong hệ thống nhà sách Fahasa trên toàn quốc, giá bán lẻ 45.000 đồng một cuốn.

Theo Vnexpress

Quà Tết giá mềm lên ngôi

Doanh số bán quà Tết giá rẻ tại các siêu thị tăng khá mạnh, hàng tầm trung hầu như giữ nguyên so với năm ngoái. Trong khi đó, thị trường ngoài siêu thị ế ẩm.
Mua sắm Tết tại BigC.

Ở BigC, các kệ hàng lớn đầy những giỏ quà, chất thành hàng dài. Quà được đặt tên phù hợp với không khí Tết như Mã đáo thành công, Xuân thắng lợi, Phát tài, May mắn...

Thành phần cơ bản trong một lẵng chủ yếu vẫn như mọi năm là một chai rượu, trà hoặc cà phê, và thêm mấy hộp bánh kẹo, sôcôla. Mặt bằng giá mỗi phần dao động từ 150.000 đến 1,2 triệu đồng.

Ngoài ra BigC còn cung cấp quà Tết giá rẻ 49.000 đồng và 75.000 đồng. Hai loại quà này không có lẵng mây, mà bao gồm một hộp có bóng kính có 2, 3 hộp trà, cà phê và bánh kẹo loại nhỏ bên trong.

Chị Thúy Hương, phụ trách bán quà Tết tại BigC cho cho đến thời điểm này số lượng quà bán được bằng với doanh số Tết năm ngoái là 12.900 giỏ, và dự kiến con số này sẽ còn gấp đôi khi cho đến ngày 30. Đáng chú ý, loại quà giá rẻ chiếm phần lớn trong tổng số hàng bán ra từ suốt mấy tuần nay.

Doanh số các mặt hàng như bánh kẹo cũng có tăng, nhưng năm nay người tiêu dùng chuộng tặng quà bằng sản phẩm giá vừa phải. Với bánh kẹo nội, hàng bán chạy nhất có giá 25.000 đến 30.000 đồng. Bánh ngoại trên 100.000 đồng cũng bán được hơn hàng cao cấp.

Tết năm ngoái, siêu thị Hapro bán được khoảng 3.000 giỏ quà. Tết này, siêu thị đặt ra chỉ tiêu 5.000 giỏ, cho đến nay đã hoàn thành gần 50% kế hoạch. Anh Lê Trọng Hào, phó phòng kinh doanh tại Hapro nói: "Hy vọng sẽ đạt được chỉ tiêu đặt ra năm nay".

Tại Hapro, các giỏ có mức giá từ 100.000 đồng đến trên 1 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng như tại BigC, những phần quà rẻ nhất thì bán chạy nhất.

Chị Nguyễn Thị Ngọc, phụ trách Marketing ở siêu thị Thái Hà, cho biết do tình hình kinh tế, nên xu thế chung của khách hàng là không tăng lượng mua. Siêu thị Thái Hà phục vụ khách hàng tầm trung đến cao cấp, nhưng năm nay quà Tết khoảng hơn 300.000 bán được nhiều hơn so với tầm giá cao.

Tại quầy trưng bày, có nhiều giỏ quà trên 1 triệu đồng. Nhưng theo chị Ngọc, loại quà cao cấp này không ai mua tại chỗ mà chỉ có các người từ các công ty, đoàn thể đặt từ trước.

Ở các siêu thị phục vụ nhu cầu trên trung bình khác như Intimex, chị Hà phụ trách kinh doanh cho biết tình hình bán quà Tết năm nay rõ ràng là không bằng năm ngoái.

Thị trường ngoài siêu thị, ví dụ tại Hàng Buồm, nếu như không có vài hàng mứt thì người ta vẫn tưởng không khí Tết chưa lan tỏa đến đây. Bằng giờ các năm, tất cả hàng bánh kẹo tại khu này đã sôi động sắc đỏ của giỏ quà Tết. Vậy mà nay, mỗi hàng chỉ bày 2-3 giỏ. Riêng cửa hàng Thanh Vân bày biện hoành tráng nhất với hơn chục giỏ.

Mặt bằng giá nói chung không đắt, mỗi giỏ chỉ trên dưới 200.000 đồng. Tuy nhiên, nhân viên hiệu Thanh Vân cho biết, từ mấy tuần nay chỉ có người của vài công ty đến đặt hàng đi biếu, số lượng này cũng không nhiều. Còn người mua lẻ thì rất hiếm hoi. Các loại rượu, bánh kẹo giá mềm từ 60.000 đến hơn 100.000 đồng bán chạy hơn sản phẩm giá cao.

Chợ Hàng Da, Tết mọi năm vẫn rất nhộn nhịp với "đặc sản" chính trong giỏ quà là rượu cao cấp. Nhưng nay, nhân viên cửa hàng Yến Mai cho biết tình hình mua bán vô cùng ế ẩm. Cả buổi sáng nay chưa đến vài người hỏi thăm chứ chưa nói chuyện mua. Chị cho rằng nguyên nhân chính là kinh tế khó khăn, cộng thêm lý do chợ Hàng Da đang cải tạo lại, các hộ kinh doanh phải chuyển ra địa điểm khác không quen thuộc với khách hàng.

Giá cả tại đây xuống nhiều. Nếu như năm ngoái, chợ Hàng Da bày biện cả những giỏ quà đến tiền triệu với những chai rượu đắt tiền, thì nay rượu giản dị hơn, giá cũng bé hơn, trên dưới 300.000 mỗi giỏ. Các cửa hàng đều nhận gói quà trị giá cao hơn nếu khách hàng yêu cầu, nhưng người bán nào cũng lắc đầu khi được hỏi về tính hình kinh doanh.

Các siêu thị và cửa hàng đều có một vài dịch vụ ưu đãi để hút khách. Khách hàng có thể tự tay kiểm tra hạn sử dụng và lựa từng món một như rượu, bánh kẹo, cà phê. Nhân viên sẽ gói bọc lại thành giỏ đúng ý người mua. Nếu mua với số lượng nhiều ở các siêu thị, khách hàng sẽ được giảm giá từ 3% đến 5%. Còn cửa hàng nhỏ thì có dịch vụ gói quà. Tại Hàng Da, giá bọc một giỏ bao gồm lẵng mây, giấy bóng và nơ là 30.000 đồng. Gói quà tại Hàng Buồm rẻ hơn, chỉ 10.000 đồng.

Thanh Bình

Tết 2008: Giá hàng hóa sẽ tiếp tục đắt đỏ

Việc bình ổn giá từ nay đến cuối năm là rất khó thực hiện. Dịp Tết sắp đến, hàng hóa có thể không thiếu nhưng giá cả chắc chắn sẽ cao và không loại trừ một số mặt hàng tiếp tục tăng giá.
Đây là nhận định chung của nhiều DN tại cuộc họp ngày 15/11 tại Bộ Công thương với các hiệp hội và một số tổng công ty về bình ổn giá cuối năm.
Mặt hàng thực phẩm liên tiếp tăng giá từ đầu năm đến nay đã khiến đời sống người dân rất khó khăn. Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhưng sức nóng từ mặt hàng này không hề giảm.
Trong khi đó, liên tiếp có những yếu tố bất lợi về giá lương thực, thực phẩm đang diễn ra. Vì vậy, việc yêu cầu bình ổn giá từ nay đến cuối năm đối với mặt hàng này là khó khăn.
Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước - Bộ Công thương cho biết, để chuẩn bị nguồn hàng cho Tết nguyên đán, các bộ, ngành đã rà soát.
Chắc chắn sẽ không có tình trạng thiếu thịt gia súc, gia cầm tuy nhiên sẽ phải chấp nhận với việc giá sẽ cao hơn những năm trước.
Ông Lê Bá Lịch, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cho rằng ổn định giá thực phẩm từ nay đến Tết rất khó, nhất là thịt và trứng bởi dịch bệnh, thiên tai đang liên tiếp xảy ra. Giá lợn hơi hiện đã lên tới 25.000 - 28.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay”, doanh nghiệp này bày tỏ.
Trong khi đó, ngành chăn nuôi trong nước đang chịu sức ép lớn từ việc giá thức ăn gia súc tăng mạnh. Chính phủ yêu cầu phải bình ổn giá thức ăn gia súc, giảm thuế nguồn nguyên liệu nhưng thực tế, không thể bình ổn vì hầu như toàn bộ nguyên liệu đều nhập khẩu như ngô, đỗ tương đang tăng giá rất mạnh. Tổng giá trị nhập chiếm xấp xỉ 50% trong giá thành thức ăn chăn nuôi mà các sản phẩm nhập khẩu này lại tăng giá quá mạnh.
Để người chăn nuôi chủ động với nguồn nguyên liệu, ông Lịch đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên có quy hoạch đầu tư cho vùng nguyên liệu. Thực tế, chúng ta xuất khẩu được một tỷ USD gạo thì cũng phải nhập khẩu gần một tỷ USD bột ngô, đỗ tương… phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Các DN cho rằng, Nhà nước cần có sự hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn cho gia súc, sớm xây dựng một chương trình dự trữ quốc gia về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chứ không nên để giá lên xuống thất thường. Đây là bài toán khó, Nhà nước nên can thiệp vào cơ chế chính sách chứ không nên can thiệp vào giá.
Trong khi đó, các nhóm hàng thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng như phân bón và xăng dầu ngoài vấn đề giá cả thì việc tìm nguồn hàng và vốn nhập khẩu đang là vấn đề khó.
Đại diện các DN kinh doanh phân bón nhập khẩu cho biết, giá phân bón thế giới tăng mạnh. Giá phân bón trong nước cũng tăng 15-30%, riêng đạm Phú Mỹ tăng 10%. Một số mặt hàng chiến lược, Chính phủ quản lý như giá điện, than, xăng dầu… còn kiềm chế được còn những mặt hàng đã thả nổi thì rất khó.
Ở đây có một cái khó cho DN là Chính phủ lại yêu cầu bình ổn giá, trong khi DN thì phải kinh doanh có lãi, ai cũng hiểu ngoài xăng dầu, không dễ để một mặt hàng nào đó có được cơ chế hỗ trợ vốn hay bù lỗ.
Vì thế, doanh nghiệp không dám nhập khẩu cũng là tâm lý có thật. Ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, hy vọng Nhà nước có lộ trình tiếp cận giá thị trường một cách rõ ràng khi chưa có khả năng bù lỗ tiếp giá dầu.

Theo VNN

Dự báo thị trường hoa tết 2008: giá sẽ ổn định

Khoảng hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán năm 2008. Theo dự đoán của những người trong nghề, giá hoa kiểng khó có thể tăng mạnh...
Hiện nay, nhiều cơ sở và người trồng hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã khẩn trương chuẩn bị nguồn hàng cho “mùa vụ” mới, trong khi giá cả các loại vật tư cho việc trồng, chăm sóc hoa kiểng đang tăng khá cao. Theo dự đoán, giá hoa kiểng năm nay (ngoại trừ mai kiểng đang sốt) khó có thể tăng mạnh vì cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Ông Hai Luận, ở khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã gắn bó với nghề trồng hoa hơn 20 năm. Cứ vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch hàng năm là gia đình ông lại tất bật chuẩn bị mọi thứ (bội ươm, cây giống, hạt giống, phân...) để sẵn sàng cho một vụ hoa Tết mới. Những năm trước, năm nào gia đình ông cũng dư cả triệu đồng. Nhưng năm nay, ông Hai Luận cho biết: “Kiếm vài trăm ngàn tiền lời còn khó chứ đừng nói đến bạc triệu. Bây giờ, thứ gì cũng lên giá cả”.
Chi phí trồng hoa đã tăng lên. Cụ thể, so với năm trước, hiện hoa cúc Đài Loan giống đã 1.000 đồng/cây con, tăng 500 đồng/cây con; vạn thọ: 100.000 – 130.000 đồng/bịch, tăng 30.000 – 40.000 đồng/bịch; bội đan bằng tre: 800 đồng/cái, tăng 100 đồng/cái; phân thuốc để tưới hoa năm trước chỉ ở mức 7.000 – 8.000 đồng/kg, giờ đã tăng lên 15.000 – 16.000 đồng/kg... Trước áp lực tăng giá này, nhiều người trong nghề trồng hoa đã tỏ ra lo lắng cho vụ hoa Tết sắp tới.
Với những diễn biến ấy, rõ ràng chi phí trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán năm 2008 sẽ tăng rất nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, theo nhiều người trồng hoa bán vào dịp Tết thì giá bán các loại hoa Tết gần như ổn định mấy năm rồi, từ 25.000 – 40.000 đồng/giỏ. Lên giá nữa người tiêu dùng sẽ khó chấp nhận.

Để Tết Việt đẹp mãi trong tiến trình hội nhập

Tự ngàn đời dân tộc ta đã có Tết Nguyên đán đón năm mới theo âm lịch. Đến thế kỷ19, khi người phương Tây vào Việt Nam, ta có thêm cái Tết Tây đón năm mới theo dương lịch.....
Dẫu đã qua hàng trăm năm có Tết tây, nhưng đối với Người Việt thì hình như đấy vẫn chỉ là thời khắc hành chính, còn cái Tết Tâm linh tiềm tàng những giá trị nhân văn sâu sắc về quan hệ giữa con người với vũ trụ, thiên nhiên và với cội nguồn tiên tổ thì đó vẫn là Tết Nguyên đán âm lich.....
Bởi vậy, dù giàu nghèo thì tất cả mọi gia đình cố lo cho đẹp cửa, đẹp nhà ba ngày Tết, dù đi lại tốn kém khó khăn, những người đi làm ăn tha phương, viễn xứ cũng cố tìm về sum họp gia đình.  .
Tết là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý ăn quả nhờ kẻ trồng cây và tình nghĩa xóm làng ...
Việc biếu quà Tết là để bày tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết thực sự là những Tấm lòng ...
Đẹp biết bao những phong tục tập quán Việt Nam ! Mừng thọ tuổi già, lì xì con trẻ...
Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, có nhiều phong tục đã bị lợi dụng, biến tướng trở thành những tệ nạn đang bị dư luận lên án. Tết, nhiều, rất nhiều người cấp dưới 'đi lễ' cấp trên nhằm mục đích lo lót, chạy chọt....Tết, không ít vị cấp trên vi hành, động viên đơn vị, cơ quan cấp dưới cũng là để chạy sô' gom quà...'kính anh, gửi chị'..
Tết, thời khắc giao mùa. Đất trời thiêng liêng, môi trường tịnh khiết, mỗi người có cái nhìn bình tĩnh thử rút lá số cầu may, đánh ván bài thử vận ... cũng bị cuốn vào cơn lốc mê tín, đỏ đen, lừa đảo...
Tết, dẫu mồng ba 'hoá vàng' nhiều người, nhiều nơi giữa thời @ vẫn thăm thú, vui chơi, chè chén lê thê theo kiểu nông nhàn ngày trước...
Có tục lệ bị biến tướng, nhưng có tục lệ hầu như không có văn bản nào quy định, thế mà qua bao đời vẫn tuân thủ một cách chặt chẽ lạ thường. Vì sao ngày nay, có những điều quy định hết văn bản này đến văn bản khác, học tập phổ biến thường xuyên mà không thực hiện được? Phải chăng những tục lệ bất biến đó đáp ứng yêu cầu, nguyên vọng của con người.?
Hái lộc, cầu tài, khai bút, xông đất, chọn hướng xuất hành, cúng thần linh, thổ địa  ....Có lúc vội gộp vào điều mê tín...  Nhưng bình tĩnh mà xem thì có phải vậy không? 
Những tục lệ nào đậm đặc Tết Việt, dù đến nơi nao cũng khó lòng quên được?.
Trong quá trình hội nhập, Tết Việt có thể 'nhạt dần' bởi sự ' lấn át' của Tết tây?
Để Tết Việt đẹp lòng người Việt và bạn bè quốc tế...  theo bạn nên thế nào?
Tết, thời khắc giao mùa. Đất trời thiêng liêng, môi trường tịnh khiết, mỗi người có cái nhìn khác nhau về phong tục tập quán nhưng tất cả đều đang góp phần lưu giữ bảo tồn những bản sắc của dân tộc Việt Nam.
 Nhân dịp đầu xuân Hội chợ xuân xin chúc mọi người một năm mới Vạn Sự Như Ý !

Không để tăng giá đột biến trong dịp Tết

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ra chỉ thị nhằm bình ổn thị trường giá cả, không để xảy ra tình trạng tăng đột biến về giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu.
Theo Chỉ thị số 03/2008/CT-BTC về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh yêu cầu Giám đốc các Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành của địa phương tham mưu cho UBND tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Các đơn vị này phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định; theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn, đề xuất kịp thời các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, không để xảy ra tình trạng đột biến về giá tại địa phương.
Những đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm các quy định như: không niêm yết giá, bán hàng cao hơn giá niêm yết, đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, buôn lậu và gian lận thương mại trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán, cần kiên quyết xử lý nghiêm minh.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với Sở Công Thương và các ngành có liên quan triển khai ngay việc dự báo về nhu cầu tiêu dùng, kết hợp với nắm tình hình chuẩn bị lực lượng hàng hóa, dịch vụ phục vụ Tết Nguyên đán.
Đối với các địa phương chịu ảnh hưởng của bão, lụt trong thời gian vừa qua, trình UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, lũ lụt, bảo đảm tiến độ sản xuất, bảo đảm đủ lương thực, thuốc chữa bệnh, các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; tổ chức thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát thị trường, phát hiện kịp thời các hiện tượng kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng chất lượng kém, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia cầm chưa qua kiểm dịch... xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng...

Hà Nội sẽ rực rỡ với phố hoa dịp Tết

Từ 31/12/2008 đến 4/1/2009, tuyến phố Đinh Tiên Hoàng sẽ trở thành phố hoa cùng nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, tái hiện bức tranh Hà Nội truyền thống. Tết âm lịch, Hà Nội dự kiến bắn pháo hoa tại 16 điểm.
Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng sẽ giới thiệu bộ sưu tập 10 chiếc áo dài hoa từ lá, cỏ dây đay, lạt, hoa khô. Nghệ nhân này cũng giới thiệu những tác phẩm bằng hoa như Long phụng cao 4,5m, rồng, cổng quạt, quạt hoa... Để làm nên những tác phẩm này, cần khoảng 5.000 chậu hoa và gần 20.000 bông hoa cắt cành, 1.000m2 cỏ nhung.
Các nghệ nhân gốm Bát Tràng sẽ tạo dựng góc phố Hà Nội xưa bằng xe đạp, xe kéo tay, xích lô hoa với hơn 200 tác phẩm bằng gốm.
Lễ khai mạc sẽ diễn ra tại khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ vào tối 31/12 với nhiều chương trình ca múa nhạc đặc sắc. Trong đêm khai mạc, 999 tác phẩm hoa đăng sẽ được thả trên Hồ Gươm, 99 đèn kéo quân truyền thống và màn pháo nghệ thuật sẽ được sử dụng. Đây là chương trình hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và là hoạt động nghệ thuật đầu tiên chào mừng năm mới.
Theo ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, thành phố sẽ không cấm đường trong thời gian diễn ra lễ hội. Vì thế, để đảm bảo an toàn giao thông, trật tự an ninh trong những ngày này là rất khó khăn và trông chờ vào ý thức của người dân là chính.
Trong đêm giao thừa Tết Âm lịch, Hà Nội dự kiến bắn pháo hoa tại 16 điểm sau khi thành phố mở rộng với thời gian 15 phút. Đó là các khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, sân vận động Mỹ Đình, Đền Lừ (quận Hoàng Mai), hồ Thành Công (quận Ba Đình), thị xã Sơn Tây, quận Hà Đông, Long Biên, trung tâm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thường Tín.
Theo ông Đỗ Đình Hồng, Phó văn phòng UBND thành phố, kế hoạch này hiện phải chờ Chính phủ phê duyệt, chi phí cho bắn pháo hoa ở Hà Nội sẽ không tăng so với năm trước, bởi các huyện của Hà Tây cũ trước khi sáp nhập vẫn thường được bắn pháo hoa tầm thấp.
Cũng trong dịp Tết Âm lịch, nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc sẽ diễn ra từ Giao thừa đến hết mùng 3 tại khu vực đền Bà Kiệu, quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây; biểu diễn nghệ thuật quần chúng tại các huyện xa trung tâm. Các đội chiếu bóng lưu động sẽ thực hiện khoảng 60 buổi chiếu tại ngoại thành…

Sức mua hàng tết giảm đến 70%

Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến tết Nguyên đán Kỷ Sửu, thế nhưng không khí mua hàng tại các chợ vẫn yên ắng. So với cùng kỳ năm ngoái sức mua giảm mạnh, nhiều cửa hàng cho biết ước tính lượng người mua giảm đến 70%.
Không khí mua sắm khá trầm lắng
Dạo một vòng quanh các quầy bán hàng tết tại nhiều chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Phạm Văn Hai (quận Tân Bình)… không khí mua bán trầm lắng đến không ngờ.
Bánh, kẹo, mứt, nước ngọt… vẫn được bày đủ nhiều màu sắc nhưng thiếu hẳn bóng người mua. Tiểu thương rầu rĩ “thường mọi năm vào đầu tháng công nhân mua bánh mứt về quê rất nhiều nhưng đến thời điểm này chợ vẫn thưa thớt người”.
Chị Tú Mỹ, chủ một sạp bán tạp hóa trong chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) ngao ngán: “Năm nay sức mua chậm lắm, lượng người mua ít nên không dám nhận hàng. Giá bán ra vẫn như ngày thường”.
Còn tại chợ Bình Tây (quận 6), chợ đầu mối hàng hóa thực phẩm lớn chuyên cung cấp hàng cho các tỉnh, cũng chỉ sôi động hơn hai tuần trước chút đỉnh.
Theo chị Ứng Thị Liên, tổ trưởng ngành hàng bánh, mứt, kẹo tại chợ này thì “lượng hàng nhận về tại chợ khá nhiều để khi các tiểu thương ở tỉnh cần là có ngay. Nhưng sức mua tại chợ năm nay giảm đến 70% so với cùng kỳ”.
Giá có dấu hiệu giảm
Ngược với mọi năm, những ngày cận tết Kỷ Sửu giá các mặt hàng bánh, mứt bán tại chợ chững lại. Đơn cử như mứt bí vẫn đứng giá như 2 tuần trước, khoảng 21.000 - 22.000 đồng/kg, có loại xuống giá như mứt khoai giảm 1.000 đồng, còn 20.000 - 21.000 đồng/kg.
Các tiểu thương đều dự báo khả năng giá hàng tết năm nay không tăng, ngay cả lúc cao điểm. Bởi các mặt hàng này nếu đến cận ngày tết vẫn không bán chạy thì phải giảm vì không thể trả lại hãng mà hàng thì cũng không để lâu được.
Không chỉ riêng bánh kẹo đứng giá, nhiều mặt hàng khác tại chợ này như túi xách, vali, quần áo, vải… giá cũng không những không biến động mà còn giảm.
“Khoảng một tuần nay trở lại đây giá hàng không biến động, nhiều mặt hàng vẫn đứng giá nhưng cũng có nhiều loại giá đã giảm. Đây là điều bất thường của năm nay”, ông Huỳnh Quốc Bảo, cán bộ quản lý chợ Bình Tây cho biết.
Ông Bảo cũng cho biết thêm tại chợ có hơn 2.000 quầy sạp kinh doanh 30 mặt hàng, nhưng sức mua thời điềm này vẫn yếu. Đặc biệt, một số tỉnh miền Trung mọi năm cũng tiêu thụ khá nhiều nhưng năm nay giảm hẳn.
Mặc dù lượng cầu khá thấp nhưng các tiểu thương đều hi vọng tình hình sẽ khởi sắc hơn trong vài ngày tới nhất là khi có điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu áp dụng từ 1/1/2009 và hi vọng sắp tới công nhân sẽ nhận được khoản tiền thưởng tết.

Tạm ứng cho doanh nghiệp trữ hàng Tết

Sức tiêu thụ dịp Tết Kỷ Sửu sẽ không giảm so với năm trước như nhiều dự đoán. Ngược lại, sức tiêu thụ hàng hóa dịp Tết sẽ tăng 20-30% so với ngày thường. Bộ Công Thương nhận định.
Theo Bộ Công Thương, công tác chuẩn bị hàng hóa của các doanh nghiệp cũng đã “hòm hòm”, chu đáo. Không chỉ tự thân doanh nghiệp mà ở một số thành phố, các doanh nghiệp lớn đều được vay ưu đãi, tạm ứng kinh phí để dự trữ hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Hiện các doanh nghiệp ở Hà Nội được tạm ứng 160 tỷ đồng để dự trữ 6 mặt hàng (gạo, thịt, thủy hải sản đông lạnh, dầu ăn…); TP.HCM ứng 409 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay ưu đãi để dự trữ 7 mặt hàng thiết yếu. Riêng tại Cần Thơ, các doanh nghiệp và siêu thị đã chuẩn bị một khối lượng hàng hóa lớn với tổng giá trị khoảng 814 tỷ đồng…
Đối với mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, Tết này sẽ có gần 180 triệu lít rượu, bia đã được 2 Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội và Sài Gòn tung ra thị trường; Tổng Công ty Lương thực miền Bắc đã có kế hoạch dự trữ và đưa ra thị trường 145.000 tấn gạo và 34.000 tấn bột mỳ chất lượng cao…
Trong báo cáo về công tác chuẩn bị Tết vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương nhận định tuy tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng sức tiêu thụ dịp Tết Kỷ Sửu sẽ không giảm so với năm trước như nhiều dự đoán. Ngược lại, sức tiêu thụ hàng hóa dịp Tết sẽ tăng 20-30% so với ngày thường.
Bộ Công Thương cũng cho biết, từ nay đến Tết, sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước và thực hiện các biện pháp kiềm chế tăng giá trong dịp Tết.

Châu Âu và những truyền thống đón năm mới

Xông đất đầu năm là phong tục truyền thống. Người khách đầu tiên xông đất ngay sau nửa đêm của ngày cuối năm phải là nam và được cho là mang lại may mắn cho cả nhà gia chủ. Khách thăm mang theo quà như tiền, bánh mì, hoặc than đá - là những điều được cho là đảm bảo cho gia đình no đủ trong năm mới.
Trên khắp thế giới, phong tục gây tiếng ồn để chào năm mới và xua đuổi những linh hồn xấu xa cũng không còn nguyên vẹn ý nghĩa như ban đầu. Ngày nay, tiếng ồn như tiếng kèn trompet đồ chơi, huýt sáo và tiếng chuông được khách mời sử dụng khi chào năm mới. Ở Macedonia, tiếng chuông được dùng để đón năm mới.
Tại Áo, đêm giao thừa được gọi là Sylvesterabend, nghĩa là đêm của Saint Sylvester. Họ mở một bữa tiệc rượu pân pha nước nóng, đường, cây quế và rượu vang đỏ để đón mừng ông. Các quán rượu và quán trọ được trang trí với các vòng hoa đầy cây xanh. Hoa giấy, cờ đuôi nheo, rượu sâmpanh cũng là một phần của đêm giao thừa. Lễ hội nửa đêm sẽ được mở và kèn trompet sẽ được thổi từ các tháp nhà thờ vào lúc nửa đêm. Mọi người trao cho nhau những nụ hôn. Pháo hoa được bắn khắp các thành phố.
Tại Bỉ, đêm giao thừa được gọi là Sint Sylvester Vooranvond hay đêm Saint Sylvester. Người ta tổ chức những bữa tiệc gia đình đêm giao thừa. Lúc nửa đêm, mọi người sẽ hôn nhau, trao cho nhau những tấm thiệp chúc may mắn, nâng cốc chúc mừng đến những người họ hàng và những người bạn vắng mặt. Các thành phố, các tiệm cafe và các nhà hàng đông đúc những người tụ tập để nói lời chào tạm biệt năm cũ.
Tại Anh, phong tục xông đất đầu năm là phong tục truyền thống. Vị khách nam đến nhà sau nửa đêm thường được cho là mang lại điều may mắn, và thường họ sẽ mang theo quà như tiền, bánh mì hay than đá, những thứ mà theo quan niệm sẽ mang lại sự no đủ cho cả năm mới cho gia chủ. Người khách đầu tiên này không phải là người tóc vàng, đỏ hay phụ nữ - những người này được cho là không may mắn.
Tại Đan Mạch, sẽ là điềm may mắn nếu bạn nhìn thấy ở cửa nhà mình một đống đĩa vỡ vào năm mới. Những chiếc đĩa cũ được giữ lại trong năm cũ sẽ được người Đan Mạch ném vào nhà những người bạn của họ vào đêm giao thừa. Có nhiều đĩa bị vỡ là dấu hiệu cho thấy bạn có nhiều bạn bè. Đêm giao thừa được đánh dấu bằng hai tin quan trọng trên radio và truyền hình, theo thứ tự là phát biểu chào năm mới của nhà vua lúc 18 giờ và âm thanh của chiếc đồng hồ Tòa thị chính lúc nửa đêm tại Copenhagen, đánh dấu bắt đầu năm mới.
Năm mới của Pháp còn được gọi là Jour des Etrennes hay ngày của những món quà năm mới. Tại Pháp, các bữa tiệc tối dành cho cả gia đình. Mọi người trao cho nhau những món quà và những tấm thiệp mừng.
Tại Đức, mọi người sẽ rót chì lỏng vào nước lạnh và thử đoán tương lai từ hình dạng chì được tạo thành. Hình dáng một trái tim hay một chiếc nhẫn nghĩa là sẽ có một đám cưới, hình một chiếc tàu sẽ là một chuyến đi xa, hình dáng một chú lợn sẽ là đầy đủ lương thực cho cả năm mới.
Vào đêm giao thừa, mọi người cũng sẽ bỏ một ít của mỗi phần ăn lên đĩa của mình cho đến sau nửa đêm. Người ta tin điều này sẽ đảm bảo tủ đựng thức ăn sẽ luôn đầy đủ. Cá chép cũng được để dành lại vì nó được cho là đem lại sự giàu có.
Ngày 1/1 là ngày quan trọng ở Hy Lạp do nó không chỉ là ngày đầu năm mới mà còn là ngày của St. Basil - một tổ tiên của nhà thờ chính thống Hy Lạp. Ông được tưởng nhớ vì sự tử tế và lòng độ lượng đối với người nghèo. Ông được cho là mất vào ngày 1/1, vì vậy ngày này được xem là ngày vinh danh ông.
Năm mới có lẽ là ngày hội phổ biến hơn và quan trọng hơn cả ngày Giáng sinh khi đây là ngày chủ yếu để tặng quà và kể những câu chuyện về lòng nhân ái của St. Basil đối với trẻ và những câu chuyện làm thế nào mà ông đến vào ban đêm và để lại quà cho trẻ trong giày của chúng.
Vào ngày 1/1, mọi người đi thăm họ hàng và bạn bè, trao cho nhau những món quà. Đây cũng là ngày lễ hội lớn với nhiều thức ăn, thức uống và nhạc. Có nhiều chiếc đĩa đặc biệt được chuẩn bị cho năm mới, nhưng quan trọng nhất là đĩa đựng bánh dành cho Vassilopitta hay St Basil, bên trong chiếc bánh này có một đồng tiền bằng bạc hay bằng vàng.
Lễ hội năm mới của Ireland thường được biết đến là Samhain, nghĩa là kết thúc mùa hè và kỷ niệm ngày 31/10. Lễ hội này kéo dài như lễ halloween.
Tại Hà Lan, người dân đốt các cây thông Noel trên đường thành những đám lửa mừng và bắn pháo hoa để chào năm mới, người dân đốt các cây thông Noel và xem đó là cách xua đi những xui rủi của năm cũ.
Người Bồ Đào Nha nhặt và ăn 12 quả nho từ một chùm nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng vào đêm giao thừa. Điều này nhằm đem lại niềm vui cho cả 12 tháng trong năm mới. Tại bắc Bồ Đào Nha, trẻ con đi hát mừng từ nhà này sang nhà khác và được đãi tiệc và cho tiền. Chúng hát những bài hát truyền thống hay bài hát của Janeiro được cho là sẽ đem lại điều may mắn.
Khi đồng hồ gõ 12 tiếng, người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho - điều sẽ mang lại may mắn cho cả 12 tháng của năm mới. Đôi khi những quả nho được rửa bằng rượu vang.
Người dân Thụy Điển kỷ niệm năm mới không khác mấy so với các vùng khác của thế giới. Họ uống sâmpanh và xem bắn pháo hoa, đi nhà thờ…

Theo New Europe

Những Tục Lệ Ngày Tết

Những Tục Lệ Ngày Tết Người dân Việt quanh năm làm ăn vất vả không ngừng nghỉ. Chỉ có ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, chơi xuân. 
Cảnh xuân đầy đủ sắc hoa, tiếng pháo nổ rền để những mảnh giấy đỏ hồng khắp phố. Ở miền Bắc và miền Trung còn có thêm mưa xuân, khí trời ấm lại, hương vị xuân đến với mọi ngườị Mọi người đón Tết một cách nhiệt tình, nồng nàn, và trịnh tro.ng. Vì vậy việc sửa soạn cho ngày Tết được tiến hành rất công phu
Dân ta thường sửa soạn cho ngày tết bắt đầu từ tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Nhà nào cũng lo mua gạo nếp, mua đậu xanh để gần đến ngày gói bánh chưng, bánh tét. Họ còn muối dưa hành vào đầu tháng nàỵ Bên cạnh đó, họ đi chợ sắm sửa những vật dùng cho ngày Tết. Họ mua sẵn gà, hương để cúng cũng như biếụ Bánh mứt, hoa quả được mua một phần, còn phần thì gởi biếu những người mình chịu ơn. Như học trò biếu thầy cô
Không những lo sửa soạn các vật dụng, dân ta còn lo sắm một bộ quần áo Tết. Đặc biệt là các cô gái mới độ xuân thì, ngày xuân là dịp các cô chưng diện để cho mọi người ngắm nhìn đặc biệt là các cậu con trai mới vừa đôi mươi đang tìm hồng nhan tri kỷ.
Ở các làng mạc, không những các gia đình sửa soạn ngày Tết cho họ mà còn cho cả làng. Họ tính việc mở hội làng đầu năm, hay việc cúng Tết ở đình.
Tết là bắt đầu của một năm mớị Dân ta tin rằng phải đón Tết trong một khung cảnh sáng sủa, sạch sẽ, đẹp đẽ.Vì vậy trước ngày Tết, nhà nào cũng lo lau quét nhà cửa, trang hoàng trong nhà. Họ lau chùi các vật trên bàn thờ. Các đồ bằng đồng thì đem đi đánh bóng. Án thư, mâm quả đều đem đi rửa sa.ch. Bên cạnh đó còn có cả câu đối đỏ. Bàn thờ được chùi rửa và rồi còn được cắm thêm hoa, bỏ thêm quả.
Trên các tường, ngoài cổng được treo tranh tết, tranh đàn gà mẹ con, tranh lý ngư vọng nguyệt, tranh hứng dừa, tranh thầy đồ, đám cưới chuột, tranh tiến tài, tiến lộc, hay tranh gà gáy sáng...
Từ nhà ra đến ngoài đường, đâu đâu ai cũng háo hức đón Tết. Mọi người gặp nhau trao cho nhau những câu chúc tốt đẹp.

Quà tết

Một cô gái được bạn trai tặng đôi hoa tai nhân dịp đầu năm mới nhưng cô không muốn mẹ biết. Khi về nhà, cô kiếm cách nói dối.
- Mẹ ơi, con lượm được đôi hoa tai này ngoài đường. - Cô khoe.
- Chẳng đáng gì. Hồi bằng tuổi con, mẹ còn lượm được cả một cái áo khoác da rái cá ấy chứ.
***
Chiều cuối năm, vợ nói với chồng:
- Anh ơi, áo khoác của em cũ quá, đứt hết cả cúc rồi. Tết này anh mua tặng em áo mới nhé!
- Dĩ nhiên, ngay sáng mai anh sẽ mua.
- Mua áo chứ?
- Không, mua cúc thôi!

Mệt vì chúc Tết đối tác

Ngồi gần một giờ trên xe để vượt qua đoạn đường tắc nghẹt, chị Vân mới đến được trụ sở công ty đối tác cách đó khoảng 5 km để chúc Tết. Sau 20 phút chờ, chị được thông báo vị Phó tổng giám đốc đang bận họp đến tận trưa, đầu giờ chiều quay lại.
Chị Vân lại thất thểu ra cổng, trên tay cầm bịch quà nặng trĩu. Chị nhẩm tính, đây là nơi thứ hai chị đến rồi về với lý do tương tự - sếp bận họp không thể tiếp, mặc dù trước đó chị đã đặt lịch hẹn đàng hoàng qua thư ký.
Ngày giáp Tết, thì giờ là vàng bạc. Chị Vân chẳng thể nấn ná lâu, vội vã vẫy taxi để đến điểm tiếp theo chúc Tết. Một chiếc, hai chiếc rồi ba chiếc taxi lướt qua đều đã có người, chị đành vẫy anh xe ôm gần nhất. Trời lạnh buốt, gió vù vù, chị Vân ôm gói quà lỉnh kỉnh nào là rượu Tây, chocolate, cafe, thuốc lá... trở về công ty. Đầu tóc rối bù, mặt mũi tím tái vì lạnh, chị tự pha cho mình ly trà nóng cho ấm bụng rồi lại lên kế hoạch cho những vị khách sẽ phải chúc Tết trong buổi chiều.
"Tết với chả nhất chỉ có trẻ con là sướng còn người lớn thì khổ trăm bề, hết đối nội lại đến đối ngoại. Đường xá thì tắc nghẽn đi cả ngày mới đến được vài nơi. Tính sơ sơ mỗi ngày mất tới 3 giờ đồng hồ bị kẹt ở đường và khoảng 500.000 tiền taxi", chị lẩm nhẩm.
Gần Tết, tắc đường xảy ra thường xuyên. Ảnh: Hoàng Hà.
Gần Tết, tắc đường xảy ra thường xuyên. Ảnh: Hoàng Hà.
Là giám đốc một công ty nhỏ chuyên về quảng cáo mới thành lập chưa đầy 3 năm, mọi công việc làm ăn đều mới ở giai đoạn sơ khai nên 2 năm liền, chị Vân đều đảm nhận công việc đi chúc Tết đối tác. Rút kinh nghiệm năm ngoái, để tránh cập rập nên từ cách đây 3 tuần, chị đã lên kế hoạch cho Tết: Đầu tiên là danh sách các nhân vật quan trọng, những bạn hàng thường xuyên, những người hỗ trợ chị các công việc trong năm. Ứng với từng vị trí là khoản tiền Tết, kèm theo các phần quà sẽ được “tế nhị” gửi tới người nhận.
Từ ngày mùng 10 tháng Chạp, chị Vân đã gạt hẳn các công việc sang một bên để thực hiện cái “sự nghiệp chúc Tết”.
Vào dịp Tết cổ truyền, "phong trào tặng quà" cứ như là sự đương nhiên, chẳng cần ai phải nhắc ai. Chị Lan - phu nhân "sếp tổng" một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ than thở chuyện mấy tuần nay ngày nào anh xã về nhà cũng trong tình trạng mệt mỏi, người đầy mùi rượu. Chị gặng hỏi thì được vị sếp này nói rằng đi chúc Tết sếp trên, chỗ nào cũng cụng ly hết rượu Tây rồi đến các loại rượu thuốc. Ngày lễ Tết chẳng tiện từ chối thành ra cứ phải uống, uống rồi thì say, từ trạng thái say chuyển sang mệt mỏi. "Năm nào cũng vậy, cứ Tết xong là anh nhà tôi sụt tới vài cân", chị Lan than thở.
Mua sắm quà Tết. Ảnh: Hoàng Hà.
Mua sắm quà Tết. Ảnh: Hoàng Hà.
Gặp VnExpress.net vào sáng 23 tháng Chạp – ngày lễ ông Công – ông Táo, chị Quỳnh Anh - Giám đốc một công ty truyền thông ở Hà Nội hớn hở khoe đã hoàn tất việc đi chúc Tết sau gần 3 tuần trên từng cây số, một mình một lái xe lần tìm từng nhà đối tác, bạn hàng để chúc Tết. "Mỗi việc đi Tết thôi mà mình sụt tới 2 cân đấy, nhưng đổi lại mình học được rất nhiều điều bổ ích trong giao tiếp và ứng xử", chị Quỳnh Anh nói.
Theo chị, việc tặng quà, chúc Tết là hoàn toàn tự nguyện, nó xuất phát từ truyền thống cho nên để làm đẹp lòng người được tặng cũng là cả một nghệ thuật. Quà tặng sẽ mất đi giá trị khi nó biến thành một gánh nặng hay một nghĩa vụ cho người tặng nó. Sau 3 năm ròng đảm đương công việc đi chúc Tết, chị đã đúc rút cho mình rất nhiều kinh nghiệm từ cách chọn quà cho từng đối tượng đến cách thức tặng, lời chúc tụng...
Chị Quỳnh Anh cho rằng chọn quà được coi là khâu khó nhất đối với những người đi tặng bởi các sếp thường là những người có cuộc sống khá sung túc, chẳng thiếu thứ gì, nên không thể tặng rượu ngoại, hàng hiệu hay các vật dụng thông thường khác. Thành thử, trong quá trình làm việc, chị Quỳnh Anh vận dụng hết khả năng quan sát thói quen, sở thích của đối tác bạn hàng để chọn lựa các món quà sao cho độc đáo, ý nghĩa.
Theo chị đối với các sếp nữ, món quà phù hợp nhất là mỹ phẩm, nước hoa, kèm theo phiếu làm đẹp tại các trung tâm spa. Đối với các sếp nam thì ngoài rượu Tây, caravat, đồng hồ, giầy hàng hiệu... kèm theo đó phải là thẻ tham gia các câu lạc bộ tennis, golf, thậm chí là phong bì.
"Tôi có anh bạn thân và tôi thường gọi anh là sư phụ bởi những chiêu chúc Tết và các món quà độc đáo", chị Quỳnh Anh nói.
Theo lời kể của chị, anh bạn này làm việc cho một doanh nghiệp có tiếng tại Sài Gòn. Năm nào, anh cũng được giao nhiệm vụ ra Hà Nội để làm công tác đối nội. Biết các sếp chẳng thiếu thứ gì nên có năm, anh chở tới 3 xe đầy toàn bưởi Năm Roi, 3 xe đầy gạo Nàng Hương, hay vài chục thùng nước mắm hạnh phúc, thậm chí cả xe cua bể... để tặng cho đối tác, bạn hàng.
"Đây là những món quà được coi là bình dân đạt độ cao cấp, không phải ai cũng biết vận dụng để làm đẹp lòng người được tặng", chị Quỳnh Anh nhận xét.
Theo Vnexpress