Tự ngàn đời dân tộc ta đã có Tết Nguyên đán đón năm mới theo âm lịch. Đến thế kỷ19, khi người phương Tây vào Việt Nam , ta có thêm cái Tết Tây đón năm mới theo dương lịch.....
Dẫu đã qua hàng trăm năm có Tết tây, nhưng đối với Người Việt thì hình như đấy vẫn chỉ là thời khắc hành chính, còn cái Tết Tâm linh tiềm tàng những giá trị nhân văn sâu sắc về quan hệ giữa con người với vũ trụ, thiên nhiên và với cội nguồn tiên tổ thì đó vẫn là Tết Nguyên đán âm lich.....
Bởi vậy, dù giàu nghèo thì tất cả mọi gia đình cố lo cho đẹp cửa, đẹp nhà ba ngày Tết, dù đi lại tốn kém khó khăn, những người đi làm ăn tha phương, viễn xứ cũng cố tìm về sum họp gia đình. .
Tết là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý ăn quả nhờ kẻ trồng cây và tình nghĩa xóm làng ...
Việc biếu quà Tết là để bày tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết thực sự là những Tấm lòng ...
Đẹp biết bao những phong tục tập quán Việt Nam ! Mừng thọ tuổi già, lì xì con trẻ...
Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, có nhiều phong tục đã bị lợi dụng, biến tướng trở thành những tệ nạn đang bị dư luận lên án. Tết, nhiều, rất nhiều người cấp dưới 'đi lễ' cấp trên nhằm mục đích lo lót, chạy chọt....Tết, không ít vị cấp trên vi hành, động viên đơn vị, cơ quan cấp dưới cũng là để chạy sô' gom quà...'kính anh, gửi chị'..
Tết, thời khắc giao mùa. Đất trời thiêng liêng, môi trường tịnh khiết, mỗi người có cái nhìn bình tĩnh thử rút lá số cầu may, đánh ván bài thử vận ... cũng bị cuốn vào cơn lốc mê tín, đỏ đen, lừa đảo...
Tết, dẫu mồng ba 'hoá vàng' nhiều người, nhiều nơi giữa thời @ vẫn thăm thú, vui chơi, chè chén lê thê theo kiểu nông nhàn ngày trước...
Có tục lệ bị biến tướng, nhưng có tục lệ hầu như không có văn bản nào quy định, thế mà qua bao đời vẫn tuân thủ một cách chặt chẽ lạ thường. Vì sao ngày nay, có những điều quy định hết văn bản này đến văn bản khác, học tập phổ biến thường xuyên mà không thực hiện được? Phải chăng những tục lệ bất biến đó đáp ứng yêu cầu, nguyên vọng của con người.?
Hái lộc, cầu tài, khai bút, xông đất, chọn hướng xuất hành, cúng thần linh, thổ địa ....Có lúc vội gộp vào điều mê tín... Nhưng bình tĩnh mà xem thì có phải vậy không?
Những tục lệ nào đậm đặc Tết Việt, dù đến nơi nao cũng khó lòng quên được?.
Trong quá trình hội nhập, Tết Việt có thể 'nhạt dần' bởi sự ' lấn át' của Tết tây?
Để Tết Việt đẹp lòng người Việt và bạn bè quốc tế... theo bạn nên thế nào?
Tết, thời khắc giao mùa. Đất trời thiêng liêng, môi trường tịnh khiết, mỗi người có cái nhìn khác nhau về phong tục tập quán nhưng tất cả đều đang góp phần lưu giữ bảo tồn những bản sắc của dân tộc Việt Nam .
Nhân dịp đầu xuân Hội chợ xuân xin chúc mọi người một năm mới Vạn Sự Như Ý !