DỊCH VỤ CUNG CẤP QUÀ TẾT - GIAO HÀNG TẬN NƠI

Cung cấp tất cả các lọai thực phẩm, hàng tết, quà tết, giỏ quà tết, giỏ quà gói sẳn, bia, ruợu, nước giải khát... Vui lòng liên hệ Hotline để biết thêm chi tiết: 0979 77 83 77

Hằng năm, Tết là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình đến bạn bè, người thân, đối tác, hay nhân viên bằng những món quà thật ý nghĩa đã trở thành truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, công việc cuối năm luôn tất bật làm cho chúng ta không có thời gian để làm công việc thật ý nghĩa này.

Hiểu được điều đó, chúng tôi đã phát triển trang website www.quatet.vn cung cấp những giỏ quà Tết chất lượng phục vụ nhu cầu của quý khách hàng.

Bạn là doanh nhân muốn tặng quà cho đối tác hay nhân viên để tri ân những đóng góp của họ cho sự thành công của bạn. Hay bạn muốn tặng những món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè.

Hãy đến với www.quatet.vn

Chúng tôi chuyên cung cấp:

- Giỏ quà Tết gói sẵn.

- Rượu, bánh, kẹo, bia, nước ngọt,...

- Dịch vụ gói quà theo yêu cầu.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trưng Bày và Bán Hàng tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Cậu Bé Vàng.

Địa chỉ: 158/7/39 Hoàng Hoa Thám, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. (Sơ Đồ)

Điện thoại: 08 6276 15 17

Hotline: 0979 77 83 77 - Ms Tâm

website: http://www.quatet.vn


CÙNG BẠN TƯNG BỪNG ĐÓN XUÂN!!!

Giỏ Quà Bình An

 
Giá bán: 170.000 VND
Thành phần:

- 1 chai rượu Vang Đà Lạt 750ml

- 1 hộp bánh trứng cuộn Rientos - Như Hương - Huệ Hương

- 1 hộpNetcafé - Nestlé

- 2 ống snack Silde - Kinh Đô

Giỏ Quà Như Ý

 
Giá Bán: 200.000 VND
Thành phần: 

- 1 chai vang Đà Lạt đỏ 750ml

- 1 hộp bánh Poshy - Pharner

- 1 hộp bánh Oreo 300g - ORION

- 1 hộp nho khô Raisins - California

- 1 lon tôm snack - Thái Lan

- 1 lon trà thượng hạn

Giỏ Quà Thành Đạt

 
Giá bán: 210.000 VND
Thành phần: 

- 1 chai vang Đà Lạt đỏ 750ml

- 1 hộp bánh trứng cuộn Rientos - Như Hương - Huệ Hương

- 1 hộp bánh Chocopie 336g - Pharner

- 1 hộp bánh Oreo 300g - ORION

- 1 hộp Lipton Ice Tea 360g

- 1 ống snack O'tori - Thái Lan

- 1 lon nước vải - Thái Lan

Giỏ Quà May Mắn

 
Giá Bán: 260.000 VND
Thành phần:

- 1 lốc nước yến Bird 's Nes

- 1 hộp bánh trứng cuộn Rientos - Như Hương - Huệ Hương

- 1 hộp bánh AFC 200g - Kinh Đô

- 1 hộp chocolate - Kinh Đô

- 2 ống khoai tây chiên Potato - Thái Lan

- 1 hộp nho khô Ligo Raisins - California

- 1 phô mai Con Bò Cười

- 1 trà Lipton túi lọc Yellow Label Tea 50g

Giỏ Quà Nắng Xuân

 
Giá Bán: 250.000 VND
Thành phần: 

- 1 lốc nước yến Bird 's Nest

- 1 hộp bánh Chocopie 360g - ORION

- 1 hộp bánh trứng cuộn Rientos - Như Hương - Huệ Hương

- 1 hộp bánh AFC 200g - Kinh Đô

- 1 hộp chocolate - Kinh Đô

- 1 ống snack O'tori - Thái Lan

- 1 hộp nho khô Raisins Ligo - Californ

- 1 phô mai Con Bò Cười

- 1 trà Lipton túi lọc Yellow Label Tea 50g
 

Giỏ Quà Sung Túc

 
 Giá Bán: 290.000 VND
Thành phần:

- 1 lốc bò húc RedBull

- 1 hộp bánh Poshy - Pharner

- 1 hộp bánh chocolate Pharner Pie - Pharner

- 1 hộp chocolate - Kinh Đô

- 1 hộp Netcafé 350g

- 1 hộp nho khô Dbert Raisins - California

- 1 phô mai Con Bò Cười

- 1 lon trà thượng hạng

- 1 lon đậu phông Tân Tân 330g

Giỏ Quà An Vui

 
 Giá Bán: 298.000 VND
Thành phần: 

- 1 chai vang Đà Lạt 750ml đỏ (hoặc trắng)

- 1 hộp chocolate Pharner Pie 336g - Pharner

- 1 hộp bánh trứng cuốn Rientos - Như Hương - Huệ Hương

- 1 hộp bánh AFC 200g - Kinh Đô

- 1 hộp chocolate - Kinh Đô

- 2 ống snack Slide - Kinh Đô

- 1 ống snack tôm - Thái Lan

- 1 phô mai Con Bò Cười

- 1 lon trà thượng hạng
 

Giỏ Quà Thắng Lợi

 
Giá Bán: 260.000 VND
Thành phần:

- 1 Strong Wine - Vang Đà Lạt

- 1 hộp bánh chocolate Pharner Pie - Pharner

- 1 hộp bánh Oreo 200g - ORION

- 1 hộp bánh trứng cuộn Rientos - Như Hương - Huệ Hương

- 1 hộp chocolate - Kinh Đô

- 1 hộp nho khô Dbert Raisins - California

- 1 lon đậu phộng Tân Tân 330g

- 1 lipton túi lọc 50g
 

Giỏ Quà Thành Công

 
Giá Bán 300.000 VND
Thành phần:

- 1 chai Strong Wine - Vang Đà Lạt
- 1 lốc nước yến Bird 's Nest
- 1 hộp bánh Bơ Thập Cẩm Scenery - Kinh Đô
- 1 hộp bánh Oreo 200g - ORION
- 1 hộp Netcafé - Nestlé
- 1 hộp nho khô Dbert Raisins - California
- 1 phô mai Con Bò Cười
- 1 Lipton túi lọc Yellow Label Tea 50g

Giỏ Quà Sắc Xuân

Giá:  286,000 VND
Thành phần:

- 1 chai Strong Wine - Vang Đà Lạt
- 1 hộp bánh Bơ Thập Cẩm  Scenery 450g - Kinh Đô
- 1 hộp bánh trứng cuộn Rientos - Như Hương - Huệ Hương
- 1 hộp chocolate - Kinh Đô
- 1 hộp nho khô Dbert Raisins - California
- 2 khoai tây chiên Potato - Thái Lan
- 1 Lipton túi lọc 50g
- 1 lon trà thượng hạng

Giỏ Quà Hạnh Phúc

 
Giá:  240,000 VND
Thành phần:

- 1 chai vang Đà Lạt 750ml đỏ (hoặc trắng)
- 1 lóc nước yến Bird's Nest
- 1 hộp bánh trứng Custas - ORION
- 1 hộp bánh Bơ Thập cẩm Poshy 450g - Pharner
- 1 hộp café G7 - Trung Nguyên
- 1 hộp nhohô Ligo Raisins - California

Giỏ Quà Thịnh Vượng

Giá:  290,000 VND
Thành phần:

- 1 chai Superior - Vang Đà Lạt
- 1 hộp bánh Goodies 451g - Bibica
- 1 hộp Chocopie 360g - ORION
- 1 ống snack tôm - Thái Lan
- 1 café G7 - Trung Nguyên
- 1 trà Tam Châu hộp thiếc

Giỏ Quà Lộc Xuân

Giá:  155,000 VND
Thành phần:


- 1 chai Vang Đà Lạt 750ml đỏ (hoặc trắng)
- 1 hộp bánh Chocopie - Pharner
- 1 hộp bánh trứng cuộn Rosy - Như Hương - Huệ Hương
- 1 hộp nho khô Dbert Raisins - California
- 1 lon trà thượng hạng

Giỏ Quà Tài Lộc

 
Giá:  220,000 VND
Thành phần:


- 1 chai Strong Wine - Vang Đà Lạt 
- 1 hộp bánh Chocopie - Pharner
- 1 hộp bánh AFC 200g - Kinh Đô
- 1 hộp café G7 - Trung Nguyên
- 1 ống khoai tây chiên Potato - Malaysia
 - 1 lon nước vải - Thái Lan

Quà tết - Kỳ công

Chỉ còn vài ngày nữa là Tết, các “chiến dịch” quà biếu tặng đã vào giai đoạn nước rút, cao trào. Rượu ngoại là một cuộc chơi sang đầy may rủi, trong khi có những món quà Tết rất thức thời mà đậm màu tình cảm… “Nghiến răng” vì rượu ngoại
Biết rõ rủi ro rất lớn khi mua rượu ngoại dễ trúng hàng giả, nhưng có vẻ như vẫn không khiến nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này giảm đi. Người ta “né” rượu giả ngoài thị trường bằng cách đặt niềm tin vào siêu thị. Nhưng rồi giáp tết, có thông tin phát hiện rượu ngoại “made in Vietnam” trong siêu thị, “thượng đế” thêm một lần giật mình, các siêu thị cũng méo mặt, nghiến răng tìm cách trách mặt tên “rượu tặc”.
Hầu hết các siêu thị đã ngán ngẩm loại bỏ những tên tuổi rượu nhạy cảm nhất, dễ bị làm giả nhất ra khỏi danh mục kinh doanh. Các đơn vị bán hàng gần như không cách nào kiểm soát nổi khi rượu ngoại không chỉ làm giả tại Việt Nam mà giả ngay từ nguồn hàng nhập về.
Tại siêu thị BigC, các loại rượu mạnh, dễ bị làm giả hầu như vắng bóng. Các nhà kinh doanh bán lẻ khác cũng gần như đồng lòng “nói không với Hennessy” từ lâu vì đây là nhãn hiệu có tỷ lệ hàng rởm cao nhất và khó kiểm soát nhất. Trên các kệ hàng, phần lớn chỉ có các loại rượu vang, sâm banh. Và để kéo khách, siêu thị chọn nhập nhiều loại có hình thức đẹp mắt như đóng hộp lịch sự, bình rượu dạng bom gỗ hay hình trống ngựa.
Loại bỏ rượu mạnh, BigC kéo khách bằng các loại rượu vang hình thức mới, đẹp mắt.
Trong hệ thống các siêu thị ở Hà Nội, chỉ còn Metro vẫn tổ chức một khu vực riêng, quản lý như một siêu thị con bán đủ loại rượu ngoại, thuốc lá ngoại. Bác Hòa (Thái Thịnh) vừa quyết định lấy 2 chai Johnnie Walker vàng (594.000đ/chai) vừa trấn an người bạn vẫn đầy vẻ nghi ngại. Theo bác Hòa, không sợ mua phải rượu giả ở đây vì Metro là một siêu thị của nước ngoài, một tập đoàn của Đức, có cả một hệ thống bán lẻ khắp thế giới nên nguồn nhập hàng đảm bảo.
Quầy rượu ngoại lũ lượt khách ra vào, chen chân quanh bàn thanh toán. Một vị khách trung tuổi vẫy nhân viên bán hàng yêu cầu đóng gói 1 sêri 7 chai Brandy XO (465.000đ/chai) cùng một thùng 8 chai Remy Martin (630.000đ/chai). Không ít khách “thửa” những chai rượu giá đến vài ba triệu đồng, hình thức rất cầu kỳ, sang trọng.
Không khí mua bán tại các phố chuyên rượu ngoại như Hai Bà Trưng, Hàng Da có vẻ yên lặng, nghe ngóng hơn nhiều nhưng cuộc săn lùng thật - giả cũng không thiếu những chiêu quyết liệt. Chị Thu Hà (Hoàng Quốc Việt) kể câu chuyện kỳ công săn rượu của mình.
Đã nhờ người quen “đặt hàng” trước khi đến một cửa hàng trên phố Hai Bà Trưng lấy 1 chai Chivas Regal 18 năm giá 1,2 triệu đồng và 2 chai Johnnie Black Label giá 415.000đ/chai, chị Hà vẫn chưa an tâm với bịch rượu. Quay ra cửa, chị bấm điện thoại gọi cho người quen làm quản lý thị trường. Điện thoại của chủ hàng réo chuông rồi bà chủ chạy ra cửa rỉ tai chị Hà nói nhỏ: “Mang mấy chai rượu vào chị đổi cho hàng khác”. Chẳng biết đến lúc đó số rượu mang về đã tới “đích”… thật chưa, chị Hà cười méo xệch.
Đổi “gu” quà Tết
Với không khí nhập nhèm thật - giả, nhiều gia đình đã chuyển hướng ý tưởng quà Tết biếu tặng bạn bè, người thân. Rượu thịt, bánh trái, đồ ngọt nhà nào cũng ê hề, vợ chồng chị Hoài quyết định đi Metro sắp quà tết bằng đủ loại rau quả.
Chị cẩn thận chọn những thứ rau quả tươi nhất, để được lâu nhất. Hai vợ chồng chất lên xe hàng một giỏ mướp đắng, bí xanh, bí ngòi, cà chua bi, một túi măng khô, rong biển… rồi vài chai dầu ăn, nước mắm. Anh chị cũng cân sẵn từng túi lưới chia đều cam Canh, quýt thiều, táo Mỹ. Có đến 4-5 bịch bưởi, mỗi bịch 3 quả đủ loại - 1 Năm Roi, 1 da xanh, 1 bưởi Diễn.
Giá trị mỗi giỏ quà tính ra khá hợp lý, khoảng 150.000đ. Anh chồng nháy mắt cười đắc ý “không phải là ý tưởng quá tệ đấy chứ”, trước những cái nhìn tò mò xung quanh xe hàng rau quả di động đang tiến dần ra khu vực chờ thanh toán. Nhiều người gục goặc đầu tán thành, đúng là trong tết để sẵn ít bưởi, táo ăn là thích nhất, nhìn thấy giò thịt, bia rượu đã sợ.
Cô Hoàng Thị Toàn (Trung Kính) cũng gọi điện khắp mấy anh em, họ hàng nhắn không phải lo khoản chuối, bưởi bày mâm ngũ quả. Cô đặt sẵn chị bán hàng rong quen ở chợ Trung Kín gần chục nải chuối đẹp, ngày 29 chở tới, giá đã ấn định 2.500đ/quả.
Mấy hôm trước thấy tờ rơi quảng cáo của BigC có bưởi Năm Roi, bưởi Diễn có cành lá, cô Toàn cũng tính sẵn sáng 29 ra sớm chọn một lượt. Giá hoa quả cũng đang lên từng ngày, bình thường, siêu thị chỉ bán trên dưới 10.000đ/kg bưởi Năm Roi. Bưởi có lá, hàng “độc” ngày tết, cô Toàn ướm sẵn giá có thể lên tới 30.000-40.000đ/quả bưởi đẹp.
Cô tỏ ra rất hài lòng, mãn nguyện với “gu quà tết” của mình, tự tay chọn lựa, thể hiện được sự quan tâm, trân trọng với người thân, họ hàng.
Phương Thảo - Cấn Cường

Quà tết - Văn hoá tạo thị trường

Quà biếu tặng dịp tết, một nét truyền thống văn hoá của người Việt đã tạo được một thị trường riêng với quy mô ngày càng lớn và chu kỳ kinh doanh ngày càng dài.
Mở thị trường trên nền văn hoá quà tặng
Thị trường quà biếu tặng tết còn lớn hơn cả quà biếu Trung thu về tổng giá trị lẫn số lượng mặt hàng. Nó mở ra cho giới kinh doanh cơ hội bán hàng khá tốt, có thể “bán một mùa tết bù cho cả năm kinh doanh ế ẩm”, theo lời ông Nguyễn Văn Cường - chủ cửa hàng tạp hoá đường Cách Mạng Tháng Tám.
Cho đến nay không có con số thống kê chính thức về doanh số của thị trường quà biếu tết, nhưng theo số liệu từ các siêu thị, nó chiếm gần 30%/tổng doanh thu tháng bán hàng tết, ở các cửa hàng thực phẩm con số này là 50%, và có những con đường với hàng chục cửa hàng chuyên kinh doanh quà biếu như các cửa hàng trên đường Nguyễn Tri Phương, khu vực Lăng Cha Cả...  Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp chỉ sống nhờ vào kinh doanh quà biếu tết.
Bà Nguyễn Thị Hải, giám đốc siêu thị Hà Nội cho biết: nhờ quà biếu tết, các siêu thị có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ tăng doanh số và tăng doanh thu từ dịch vụ. Về phía kênh tiêu thụ, theo ghi nhận của chủ shop thực phẩm Ngọc Hương, quận Tân Bình với hơn 100 khách mua hàng của họ, thì phần chi cho quà biếu tết của các gia đình thường từ 3 - 5 lần so với Trung thu, chi của các doanh nghiệp còn cao hơn nữa, gấp trên 10 lần.
Từ sau Trung thu các nhà sản xuất đã lên lịch chạy đua sản xuất mứt, bánh kẹo, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh các loại... Cũng nhờ kênh quà biếu, mà các loại rượu nhập, nước giải khát đóng lon, thực phẩm đắt tiền... có mùa tiêu thụ “nóng”.
Chẳng hạn chỉ vào mùa tết, các sạp thực phẩm khô chợ An Đông mới có thể nhận được đơn hàng cả chục ký yến sào giá 130 triệu đồng/kg, hoặc vi cá loại 60 triệu đồng/kg.
Trong các quảng cáo của các hãng nước ngọt, bánh kẹo, các công ty luôn đẩy ra yếu tố đầu tiên là: tiện dụng, hình thức đóng gói sang trọng, màu sắc đẹp mắt thích hợp làm quà biếu. Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên, phụ trách đối ngoại của Kinh Đô nhìn nhận: quà biếu là kênh tiêu thụ bánh kẹo mạnh nhất hiện nay.
Còn nhiều “méo mó”
Việc các công ty đặt hàng trăm giỏ quà, cắt cử đội nhân viên chuyên đi biếu quà tết suốt 5 - 7 ngày hay một gia đình phải đặt mua đến cả chục giỏ quà mang đi biếu tặng đã trở thành hình ảnh phổ biến.
Như bà Nguyễn Thị HK, một doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực dịch vụ, bất động sản đã chi gần một tỉ đồng để đặt mua quà biếu “cao cấp” cho đối tác, khách hàng.
Nhưng, do đặc thù “người mua không dùng, người dùng không mua” nên chất lượng của những mặt hàng này đang có nhiều “méo mó”.
Các shop, cửa hàng, trung tâm dịch vụ quà biếu thường tung ra rất nhiều giỏ quà sang trọng, đẹp mắt, chứa đến bốn hộp kẹo, hai hộp trà và ba loại bánh, khác nhau, trông khá to và hoành tráng.
Bao bì đẹp và dịch vụ chu đáo giao quà tận nhà ngoài việc giúp người bán tăng lượng hàng đáng kể nhờ “bán sỉ” còn mở cơ hội cho những sản phẩm gần hết hạn sử dụng, những mặt hàng kém chất lượng và hàng không rõ nguồn gốc được tiêu thụ mạnh.
Ngay cả các siêu thị, các shop thực phẩm nổi tiếng đã có uy tín, trong 100 mặt hàng dùng làm quà biếu thì họ đã gửi khoảng 5 - 20% loại hàng lẽ ra phải bán sale off đến 50 - 70%.
Theo Minh Thành

Báo SGTT

Thăm và tặng quà tết cho bà cụ mù nuôi chồng liệt

Chiều ngày 24/1, Báo Dân trí điện tử đã trao số tiền 3.820.000 đồng của bạn đọc ủng hộ tới gia đình cụ Quang - một bà cụ mù 30 năm qua nuôi chồng liệt, con tâm thần…
 >>  Bà cụ mù 30 năm nuôi chồng liệt, con tâm thần
Cũng trong chiều cùng ngày, 24/1, Công ty Sắt Tùng Thư cũng đã có mặt tại gia đình cụ Quang trao tặng quà tết. Đích thân anh Hoàng Anh Quân - GĐ Công ty Sắt Tùng Thư từ Hà Nội vào đã liên lạc cùng với PV Dân trí đến để trao quà tết trực tiếp với cho cụ Quang với số tiền 3 triệu đồng cùng một phần quà gồm bánh kẹo...
Hiện nay sức khoẻ của cụ Quang đang yếu dần đi, còn đứa con tâm thần thì “lúc mưa lúc nắng” thỉnh thoảng lên cơn lại đánh mẹ và chẳng biết làm gì. Dù hai con mắt mù loà, cụ Quang vẫn thường xuyên thổi cơm.
Cụ Quang kể: “Hôm tôi nhận được thông tin có nhà báo về trao quà tôi mừng lắm vì có người quan tâm, nhưng tui rất sợ vì đứa con tui bị tâm thần nên đã cho uống thuốc trước một ngày không may lỡ đánh các chú thì biết làm sao. Tui rất cảm ơn báo, thông qua báo tui xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ tui những ngày cuối đời…”.
Cùng ngày Công ty Sắt Tùng Thư cũng trao 3 triệu đồng cùng với quà cho em Trần Mạnh Hùng đang học lớp 12 trường THPT Hà Huy Tập, TP Vinh.  
Trao đổi với Dân trí, anh Quân thổ lộ: “Tôi là một độc giả thường xuyên của Dân trí, vì thế những cảnh đời đăng trên báo làm tôi lấy cảm kích. Theo chương trình năm 2008, Công ty chúng tôi sẽ sát cánh cùng với Quỹ Nhân ái của báo Dân trí để cùng góp chút món quà nhỏ làm từ thiện cho những con người, những cảnh đời đau khổ nhất trong xã hội...”.
Đại diện chính quyền xã Thanh Khai cùng với bà con có mặt tại gia đình cụ Quang gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến bạn đọc và tòa soạn đã quan tâm, giúp đỡ cụ Quang trong lúc nguy khốn.  
Nguyễn Duy

Qua Tết, mai vàng nở rực rỡ

Đi khắp các tỉnh ĐBSCL mấy ngày qua đều thấy khắp nơi một màu vàng rực của hoa mai. Những bông mai đang xòe ở độ “sung sức” nhất. Hiện tượng này được xem là hiếm thấy so với những năm trước.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, ở các tỉnh ĐBSCL, hầu như nhà nào trồng mai trước nhà. Trong Tết, mai mới e ấp mà bây giờ đã căng sức ra bung nở vàng rực.
Một người dân ở xã Phú Lộc (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) có 3 cây mai trước nhà đang nở rộ, cho biết: năm nay đúng là khác lạ so với mấy năm trước. Thường thì thời điểm này mai bắt đầu rụng hoa và cho ra lá nhưng riêng năm nay thì hoa lại nở nhiều mà lá thì rất ít. 
Đi dọc theo Quốc lộ 1A đoạn từ bến phà Hậu Giang (huyện Bình Minh) đến huyện Tam Bình hơn 12km, hai bên đường có rất nhiều mai vàng nở, “rầm rộ” đón xuân muộn.
TP Cần Thơ, về một số huyện vùng sâu như Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Phong Điền… đâu đâu cũng thấy mai vàng khoe sắc. Người dân nói đùa, mai đón xuân chứ không đón Tết.
Tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng… cũng không ngoại lệ. Nhiều người dân lạc quan cho rằng mai nở muộn rực vàng sau Tết có thể là điềm lành, báo hiệu một năm nhiều may mắn.
Tuy nhiên, không ít người nhìn mai nở muộn mà héo hon ruột gan. Đó là những chủ kinh doanh mai vàng. Theo ghi nhận của PV, nhiều chủ vườn mai ở Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp… đang gặp khó khăn về tài chính. Đa số đều cho biết, kinh doanh mai vàng năm nay là khổ nhất vì mai nở quá muộn. Nhiều chủ bán không được, lỗ cả trăm triệu đồng, giờ lại phải đổ tiền vào cải tạo, o bế cho năm sau. Một chủ kinh doanh mai vàng ở Vĩnh Long rầu rĩ: qua Tết rồi thấy mai nở mà buồn, mong cho nó rụng để sớm cải tạo chờ xuân sau!
Các chủ kinh doanh mai vàng đánh giá, năm nay ai cũng lỗ vốn bạc triệu. Nguyên nhân là do thời tiết năm nay lạnh sớm, lạnh hơn những năm trước, nên ảnh hưởng nhiều đến việc bung nở của các búp mai. “Thôi thì trời bảo sao nghe vậy chứ biết trách ai”, một chủ bán mai ở Tiền Giang nhìn hoa khoe sắc mà thở dài.
Huỳnh Hải

Làm rõ vụ bớt xén quà tết của công nhân nghèo

Ngày 2/2, ông Phạm Thanh Vận, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Cần Thơ cho biết vụ việc các phần quà tết của công nhân nghèo bị bớt xén đang được chuyển qua Ủy ban kiểm tra Thành ủy xử lý.
Trước tết, Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ tặng 1.230 phần quà tết cho công nhân nghèo và trên 300 cán bộ công đoàn chuyên trách; mỗi phần quà cho công nhân nghèo trị giá 150 ngàn đồng, phần quà của cán bộ công đoàn chuyên trách là 200 ngàn đồng. 
Tuy nhiên khi nhận quà, công nhân phát hiện các gói quà đã bị bớt xén giá trị, mỗi phần quà chỉ còn giá trị khoảng 90 ngàn đồng, nên đã bức xúc phản ứng. Nhận được thông tin trên, Ban Dân vận Thành ủy đã trực tiếp kiểm tra và xác nhận việc bớt xén quà tết của công nhân nghèo là có thật.
Được biết các phần quà trên được trích ra từ Quỹ Tấm lòng vàng do công nhân thành phố đóng góp mỗi người 2 ngàn đồng mỗi tháng. Bà Phan Thị Thu Vân, ủy viên Ban thường vụ, trưởng Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ, cho biết Liên đòan Lao động thành phố đã có báo cáo giải trình về vụ việc này.
Đây không phải là vụ nhập nhèm đầu tiên xảy ra ở Liên đoàn Lao động TP Cần Thơ. Năm 2006, Chính phủ hỗ trợ công đoàn ba doanh nghiệp nước ngoài tại khu công nghiệp Cần Thơ 80 triệu đồng. Liên đoàn Lao động TP chi trực tiếp 40 triệu đồng cho mỗi đơn vị nhưng lại buộc các đơn vị ký nhận đủ 80 triệu đồng.
Ngay sau đó Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đã có văn bản gửi lên Chính phủ yêu cầu kiểm tra làm rõ vụ việc, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thấy có động thái xử lý nào.
Phạm Tâm

Giỏ quà tết ồ ạt “xuống đường”

Từ đầu tuần đến nay, lượng người tiêu dùng mua sắm ở siêu thị, các khu vực bán hàng tết đã có phần nhộn nhịp hơn. Đáng chú ý là nhiều cửa hàng trên đường phố bỗng trở nên rực rỡ bởi tràn ngập sắc đỏ của giỏ quà biếu.
Trên các tuyến phố quà quen thuộc như: Nguyễn Thông (Q.3), Nguyễn Tri Phương (Q.10), Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận), Hải Triều (Q.1)… rất nhiều giỏ quà đủ màu sắc đã được bày sẵn chỉ chờ người mua đến “lấy”.
Tại đây, bên cạnh các giỏ quà được gói sẵn đủ các loại giá tương ứng với chất lượng, khách hàng còn có thể đặt cửa hàng theo ý của riêng mình. Giá bán hiện tại một giỏ quà tết dao động từ 150.000 - 700.000 đồng.
Theo các chủ cửa hàng, đúng như truyền thống thì một giỏ quà luôn đầy đủ bánh kẹo, mứt, trà, rượu. Tuy nhiên, thường thì những phần quà có mức giá thấp khoảng 150.000 đồng thì sẽ không có rượu và giỏ quà không được đầy đặn lắm.
Chuẩn bị khá rầm rộ như vậy nhưng đến thời điểm này, số người đến mua hàng vẫn còn khá chậm. Trao đổi với PV Dân trí, anh Nguyễn Mười, chủ cửa hàng trên đường Nguyễn Thông (Q.3) cho biết: “Mọi năm giờ này là cao điểm rồi chứ không nhàn như hiện nay”.
Với những chủ hàng kinh doanh như anh Mười thì mỗi năm chỉ được mùa khoảng nửa tháng áp tết. Anh Mười cho biết thêm, giỏ quà đặt tuy có giảm “chất lượng” nhưng cửa hàng anh vẫn còn may mắn vì có nhiều mối khách quen chứ như nhiều nơi khác giờ khách vắng hoe.
Anh Đặng Hữu Đức ở quận 10, khách đến đặt 25 phần quà, bảo rằng: “Năm trước mỗi giỏ quà công ty định mức 400.000 đồng nhưng năm nay giảm xuống còn 320.000 đồng”.
Với nhiều khách hàng, để đảm bảo một phần quà vẫn đầy đủ như mọi năm thì sẽ ưu tiên lựa chọn loại hàng tương ứng nhưng có giá thấp hơn. Như trường hợp anh Đức thì anh chọn loại rượu trái cây giá 50.000 đồng/chai chứ không dám lấy rượu đắt tiền.
Siêu thị cũng sôi động thị trường quà
Khá hơn các cửa hàng bên ngoài, không khí mua bán tại các siêu thị khoảng 1 tuần này trở nên sôi động hẳn. Trong các siêu thị như Maximark, Co.opMart, Big C, Citimart, tại khu vực dịch vụ gói quà tết, lượng khách đến đặt hàng rất tấp nập.
Nhân viên siêu thị tất bật gói quà cho khách (ảnh: LP - VS).
Theo đại diện của hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op thì lượng khách tăng khoảng 40%. Các siêu thị phải tăng cường nhân viên đóng gói quà để kịp chuyển cho khách theo yêu cầu. Được biết, giá các giỏ quà dao động từ 150.000 - 1.000.000 đồng.
Khách chọn siêu thị để mua hàng nhiều có lẽ do năm nay mặt hàng giỏ quà có nhiều ưu đãi hơn. Nhiều siêu thị cho biết, hàng hóa hiện đang rất nhiều, do áp lực về doanh số nên nhiều công ty đã kết hợp với các siêu thị giảm giá.
Với các loại hàng truyền thống như: rượu, trà, bánh mứt đưa vào các giỏ quà tết thì một số đơn vị đưa ra mức giá đặc biệt nên phía siêu thị cũng tư vấn cho khách hàng lựa chọn cho phù hợp túi tiền.
Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa cho biết: “Từ tết dương lịch đến nay, siêu thị đã nhận được hơn 2.500 đơn đặt hàng giỏ quà. Doanh số mặt hàng làm quà tặng tết đang tăng rất mạnh trong một tuần nay. Tuy nhiên tính so với tổng số năm ngoái thì vẫn không bằng bởi hiện tại chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là tết rồi”.
Lê Phương - Vân Sơn

Qua Tết - Trò đi học có đủ đầy không?

Tết đến, cô Phượng, cô Sửu được về đoàn tụ cùng với gia đình ăn tết nhưng vẫn canh cánh trong lòng liệu qua tết các học trò nhỏ của mình có đi học đầy đủ nữa hay không…
 
 
Lớp học của cô giáo vùng cao
 
Chấp nhận khó khăn 
Cô giáo Nguyễn Thị Phượng, quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương đã có 12 năm gắn bó với nghề. Trước khi đến Mèo Vạc, Hà Giang lập nghiệp, có nằm mơ Phượng cũng không thể tưởng tượng được sẽ phải đối mặt với cuộc sống khó khăn như thế. Phượng vẫn nhớ như in những ngày đầu tiên đến nhận việc ở một điểm trường giáp biên (Thượng Phùng, một xã biên giới ở Mèo Vạc).
Điểm trường cách trung tâm huyện khoảng 40km, nhưng vì toàn leo dốc thẳng đứng nên thường mất cả ngày trời. Ngày mới lên nhận công tác, do chưa hiểu được tiếng dân tộc nên cô Phương cảm thấy xa lạ với những học trò của mình. Để hiểu và gần gũi học sinh, cô Phượng đã ngày đêm học ngôn ngữ của các em, chỉ sau một năm, cô đã có thể sử dụng ngôn ngữ dân tộc để trò chuyện với các em. Không những thế, sau buổi sáng lên lớp, chiều đến cô giáo còn làm nương cùng dân, ăn uống cùng họ như người một nhà.
Còn cô Hoàng Thị Sửu cũng có trên 10 năm ở Đồng Văn. Trước khi về điểm trường chính ở Tả Phìn, cô đã qua ba điểm lẻ Phó Già, Sình Lùng, Nà Lủng. Các điểm trường hầu như đều có chung một điểm, phòng học thường xiêu vẹo, nước không có, đường xá đi lại khó khăn, nhìn đâu cũng chỉ thấy đá.
Để có nước dùng, cô đã phải địu nước từ hang về, hay hứng từ các khe đá mà có những buổi nửa ngày chưa được đầy can 20 lít. Có những thời điểm, vài tuần không được tắm gội. Học sinh nội trú, sau giờ học cũng phụ giúp nhà trường hứng nước. Nhìn cảnh các em phải chờ đợi những giọt nước hiếm hoi chầm chậm nhỏ từ khe đá xuống cho đến khi đầy can, nhiều cô đã không ngăn được nước mắt...
 
Cô Hoàng Thị Sửu - giáo viên trường PTCS Tả Phìn - Đồng Văn - Hà Giang
Hy sinh thầm lặng
Ở xã biên giới, chợ chỉ bán vài mớ rau, miếng thịt, muốn đong gạo phải lặn lội cả ngày về tận huyện mua để tích trữ ăn dần. 
Con gái miền xuôi chỉ quen ăn gạo, thế mà để dân hiểu, những bữa mèn mén (ngô) khô khốc, khó nuốt ban đầu rồi cũng trở thành món ăn mà cô cảm thấy rất ngon. Nhiều gia đình coi cô giáo như người trong nhà, đồng ý cho con đi học, nhưng cũng không ít lần cô thất bại, khi nhà học trò neo người, không thể thuyết phục nổi.
Ở Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), nơi thường xuyên phải chịu cảnh thiếu nước, tới vài tháng trong năm. Thiếu nước ăn, nước sinh hoạt khiến cho đời sống của cả cô và trò cùng khổ. Ngay ở điểm trường chính Tả Phìn (Đồng Văn), giáo viên cũng phải chở nước từ thị trấn Đồng Văn về dùng, quần áo thay ra dồn lại, cuối tuần đưa về thị trấn giặt... 
Ngoài những khó khăn có thể nhìn thấy được, còn những hy sinh về mặt tinh thần mà các cô phải âm thầm chịu đựng. Xa gia đình là chuyện hầu hết giáo viên nữ ở đây đều phải trải qua. Cô Hoàng Thị Sửu, nhà ở huyện Đồng Văn nhưng cũng chỉ tranh thủ về thăm nhà vào cuối tuần, rồi lại vội vã trở về với lớp học. 
Cô Nguyễn Thị Phượng thì phải gửi con trai đầu về Phú Thọ nhờ ông bà nội trông giúp. Một năm cố gắng lắm cũng chỉ thu xếp về thăm con một hai lần vào dịp hè và tết. Tâm sự về chuyện này, cô Phượng ngậm ngùi dù rất nhớ con nhưng vì điều kiện không cho phép nên đành phải chấp nhận. Tình cảm dành cho con nhỏ ở xa nay cô dành cho những học sinh bé nhỏ. Nhìn các em nói cười, cũng xua đi phần nào nỗi nhớ con...
Mong học sinh đi học đầy đủ
Cõng chữ ở vùng cao là câu chuyện với bao khó khăn và nhọc nhằn, thiếu thốn đủ đường cả về vật chất lẫn tinh thần. Học sinh không học được, chán chữ, chán trường, bỏ học về làm ruộng, kiếm củi... là các cô lại phải trèo đèo, lội suối đến tận nhà vận động các em trở lại lớp. Không chỉ là người dạy chữ, mỗi giáo viên nơi đây còn giống như người mẹ hiền thứ hai của trò.
Cô Sửu giờ đã về dạy ở trường PTCS Khâu Vai, nhưng cô vẫn nhớ những mùa đông lạnh giá, cái rét chỉ có ở vùng cao, nơi nào cũng thấy gió hun hút thổi, phải bặm chặt môi cho quên cái rét để đến từng nhà vận động những học sinh bỏ học, chán học ra lớp.
Hình ảnh những phòng học tạm bợ, xiêu vẹo, tường đất, mái rạ hay những phòng học gắn hai bảng ở hai đầu, để hai lớp học khác nhau có thể cùng ngồi học vẫn rất phổ biến với các tỉnh vùng cao. Nhưng điều khiến giáo viên ở đây ấm lòng, muốn cố gắng nhiều hơn nữa mỗi khi nhìn thấy đôi mắt lấp lánh những niềm vui được tới trường của trẻ nhỏ. 
Lê Vũ

Quà tết đến với gia đình có 12 người con

Ngày 22/1, PV Dân trí đã đến trao cho gia đình anh Ngô Doãn Năm, chị Nguyễn Thị Hải - gia đình có tới 12 người con ở thôn Cổ Bản, xã Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội món quà tết trị giá 1 triệu đồng.
 >>  Hà Nội: Bà mẹ gần 40 tuổi có 12 con
Lấy nhau vừa tròn 20 năm, anh chị đã có tới 12 mặt con. Nghề nghiệp không ổn định nên cuộc sống gia đình anh chị gặp rất nhiều khó khăn.
 
PV Dân trí trao quà cho gia đình anh Năm, chị Hải
Cuộc sống vất vả, riêng chuyện lo cơm áo cho 12 đứa đã rất khó khăn. Nhưng anh chị vẫn cố gắng cho những đứa trẻ được đi học đến nơi đến chốn. Vì khó khăn nên những đứa trẻ nhà anh chị chỉ học đến một lớp nào đó rồi lại phải bỏ, phần vì túng thiếu, phần vì lực học không theo được do bố mẹ không đủ thời gian quan tâm đến chúng.
Chỉ còn mấy ngày nữa là Tết nhưng trong nhà dường như chẳng có chút gì gọi là không khí tết. Căn nhà trống hoác vẫn chưa được quét dọn. Những đứa trẻ gầy gò, đen đúa xúm xít quanh mẹ. Chị Hải đang ẵm đứa thứ 12 mới được hơn chục ngày tuổi. Anh chị vẫn đang lo cho con bé thứ ba tên Ngô Thị Phượng không biết có về nhà ăn tết không. Nó bỏ đi đâu đã hai tháng nay, bà con họ hàng tìm khắp mà không thấy.
Hà Mai

Quà tết Nhân ái đến với Huế

(Dân trí) - Người mà chúng tôi tìm đến đầu tiên để trao quà của Quỹ nhân ái là chị Lê Thị Lan. Khi hỏi số nhà của chị theo địa chỉ một bài viết đã đăng thì hầu như không ai ở đó biết nhưng hỏi chị Lê Thị Lan, hay Lan “gù” thì ai cũng biết.

Trao quà cho chị Lê Thị Lan.
Có lẽ, khó ai có thể hình dung giữa lòng thành phố mà lại có một căn nhà bé đến như vậy, bé đến nỗi mà cánh cửa nhà chỉ luôn mở được một phần ba, nghĩa là chỉ mở được đủ cho chị lách người để vào “cái gọi là nhà” của mình, bởi vì với chiều rộng 2 mét và chiều dài khoảng 2,5 mét, nhà của chị chỉ vừa đủ kê một chiếc giường. Chị ngậm ngùi nói với chúng tôi: “Thì biết làm sao được. Cứ lo kiếm miếng ăn hàng ngày đã, chứ có được một chỗ ngủ đã tốt lắm rồi”.
Chúng tôi cũng không biết nói gì hơn ngoài lời chúc chị sức khỏe, và cũng thầm mong có nhiều tấm lòng nhân ái hơn nữa đến với chị, để chúng tôi lại có những lần ghé thăm với số tiền là 800.000 đồng.

Trao quà cho gia đình em Lê Thi.
Tại xóm vạn đò nằm cạnh chân cầu Vỹ Dạ, chúng tôi không gặp được Lê Thi, vì em đang bận đi làm tối mịt mới về. Người tiếp chúng tôi là chị Hoa, người o (cô) của những đứa trẻ. Chị Hoa cho biết: “Cận tết rồi mà Lê Thi và Lê Vân vẫn cố gắng đi làm thêm để tranh thủ kiếm tiền để chăm em Tiến. Tối mịt mới về, mệt bao nhiêu thì mệt nhưng vẫn ngồi xoa bóp chân tay cho em”.
Khi tôi hỏi đã chuẩn bị gì cho tết chưa, thì chị Hoa chỉ cười, rồi nói khẽ: “Thôi thì có gì thì lo nấy chứ biết làm sao. Có lẽ ngày 30 tết mới xem mua được gì…”.
Món quà tết mà báo Dân trí tặng cho gia đình Thi tuy chưa phải là lớn nhưng chúng tôi mong góp thêm một chút hoa trái, bánh kẹo cho mùa xuân ấm áp. Và chúng tôi mong Thi và gia đình sẽ vươn lên trong cuộc sống.

Trao quà cho cháu Yên.
Ở gần nhà của Lê Thi, gia đình bác Trần Văn Thuận cũng được chúng tôi ghé thăm, tặng quà. Điều chúng tôi bất ngờ là bác Thuận không phải là “lạ” đối với chúng tôi vì bác Thuận chính là người quét rác ở Bưu điện trung tâm, nơi mà chúng tôi thường ghé như cơm bữa. Bà Hợi, vợ của bác Thuận cho biết: “Thôi thì trời cho sao chịu vậy. Nhưng được cái thằng cháu thông minh, nhanh nhẹn lắm”. Vừa nói, bà vừa chỉ cho chúng tôi những tấm bằng khen khá giỏi mà cháu Trần Tịnh Yên đã đạt được từ lớp 1 đến nay…

Trao quà cho Nguyễn Văn Sửu.
Chúng tôi gặp Nguyễn Văn Sửu khi em vừa đi làm về. Vì thời gian không đủ để ngồi lâu, chúng tôi vội trao quà cùng lời chúc em và gia đình vượt qua hoàn cảnh để có thể nhận thêm nhiều sự quan tâm của những tấm lòng nhân ái, của chính quyền mà trước mắt là để có được một mảnh đất dựng nhà, bởi như người ta nói, có “an cư” thì mới có “lạc nghiệp”. Một địa chỉ nữa mà chúng tôi đến là ở xã Thủy Bằng (huyện Hương Thủy). Cùng một đồng nghiệp cũ tại Đài truyền thanh huyện, chúng tôi đã lên chùa Đức Sơn, nơi từ lâu đã trở thành một câu chuyện cổ tích giữa đời thường với những tấm lòng bao dung độ lượng đã nuôi dạy hàng trăm cháu nhỏ mồ côi, tàn tật… nên người.

Trao quà tại chùa Đức Sơn.
Chúng tôi đang muốn nói đến sư cô Minh Đức, Minh Tú và tập thể các ni sư khác ở chùa. Có một điều chúng tôi muốn nói nữa, là khi bài viết về chùa Đức Sơn đăng trên Dân trí ngày 5/1/2009 có nói đến ở thời điểm đó trong chùa có tất cả 196 em. Thế nhưng vào ngày chúng tôi đi trao quà tết, thì tổng số trẻ ở chùa cũng đã “kịp” tăng thêm 2 người nữa. Và 1 trong 2 đứa trẻ đó là một bé gái mới sinh bị bỏ lại trước cửa chùa cách đây khoảng 20 ngày.
Sư cô Minh Tú hồ hởi nói một cách chân tình: “Quà tết của quý báo, của các anh chị cả nước đến với chùa lúc này thật là quý, bởi vì sư cô sẽ mua thêm được ít nhất là 20 đôi giày cho các em”.
Lê Tấn Quỳnh

Quà tết chính sách cao nhất là 1,2 triệu đồng/người

Năm nay, do mức sống ngày càng cao nên UBND TPHCM vừa chấp thuận nâng mức tặng quà tết cho các đối tượng chính sách trên địa bàn TP. Cao nhất là diện chính sách có công với mức 1,2 triệu đồng. Theo đó, mức cao nhất này sẽ được dành cho các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức, các vị Chính phủ Cách mạng Lâm thời, Liên minh các Dân tộc Dân chủ Hòa bình Miền Nam Việt Nam, Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, thương bệnh binh nặng hạng đặc biệt: mù 2 mắt, cụt 2 chân, 2 tay, liệt toàn thân… (kể cả thương bệnh binh loại B). Đối với thân nhân chủ yếu của gia đình có 2 liệt sĩ, thương binh nặng 1/4, bệnh binh 1/3, cán bộ tiền khởi nghĩa, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, các đồng chí tử tù, thân nhân liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp… sẽ được tặng quà tết Kỷ Sửu với mức 750.000 đồng.
TPHCM cũng dành mức tặng 500.000 đồng/phần quà cho các cán bộ - công chức, nhân viên hành chính sự nghiệp không có thu; nhân viên các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc ngành dọc quản lý; thương binh hạng 2/4, 3/4, 4/4, thương binh hạng B, bệnh binh 2/3, quân nhân bị bệnh nghề nghiệp; thân nhân liệt sĩ; cán bộ viên chức hưu trí (cả cán bộ xã, phường); người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ họ…
Ngoài ra, 3.869 hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo có mức thu nhập bình quân từ 5 triệu đồng/năm trở xuống trên địa bàn TPHCM sẽ được tặng quà tết trị giá 500.000 đồng/suất. 25.000 cụ trên 85 tuổi, 13.000 người thuộc diện trợ cấp thường xuyên, 942 người mất sức lao động có thời hạn chuyển sang hưởng trợ cấp xã hội… sẽ được tặng quà tết trị giá 400.000 đồng/suất.
Tùng Nguyên

Vượt đại ngàn trao quà tết cho bà con vùng cao

Mường Lát, Thanh Hóa vào những ngày cuối năm có nắng nhạt xen lẫn giá rét vùng cao. Chúng tôi đến Mường Lát chia sẻ hương xuân với bà con dân tộc nơi đây - Thật ý nghĩa và cũng nhiều gian truân!
Trước ngày đón tết Nguyên Đán gần 1 tuần, đoàn công tác đi trao quà từ thiện do báo Dân trí tổ chức, dẫn đầu là Đại đức Thích Tâm Định - Ủy viên thường trực TW, Phó ban trị sự tỉnh Thanh Hóa, xuất phát từ chùa Chặng, thuộc xã Cẩm Châu - Cẩm Thủy vượt đồi cao đến trao quà tết cho bà con dân tộc, những trẻ em hiếu học và có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tén Tằn, bản Đoàn Kết huyện Mường Lát, Thanh Hóa. 
Từ tờ mờ đất, trong cái lạnh buốt giá của vùng sơn cước, đoàn xuất phát. Xã Tén Tằn nằm cuối huyện Mường Lát, là vùng giáp biên với Lào cách điểm xuất phát 280km. Đa phần bà con là người dân tộc Khơ mú có đời sống kinh tế rất khó khăn.
Để có được những món quà thiết yếu cho bà con vùng cao, Đại đức Thích Tâm Định cùng báo Dân trí đã quyên góp được trên 5 tạ gạo, hơn 100 lít nước mắm, 100 chiếc chăn ấm và hàng chục kg cá khô, quần áo… trị giá trên 50 triệu đồng cho bà con.
Điểm đến đầu tiên của đoàn là trường THPT huyện Mường Lát. Đại đức Thích Tâm Định đã trao quà tết cho nhà trường và những học sinh khó khăn tại đây. Đại đức cảm ơn sự quan tâm của nhà trường khi cùng nhà sư giúp đỡ 2 em mồ côi cả cha và mẹ là em Lương Văn Dũng, 16 tuổi và em Lương Văn Giang, 15 tuổi.
 

Cột mốc, điểm dừng của đoàn chuẩn bị vận chuyển hàng đến với bà con bản Đoàn Kết
Tiếp đến, đoàn đã đi trao quà và gần 100 tờ báo Dân trí số xuân cùng chúc tết các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn huyện. Buổi chiều cùng ngày, quà tết của đoàn đã vượt qua gần 50km đường rừng để đến với bà con dân tộc bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn, Huyện Mường Lát.
Tại đây, Đại đức Thích Tâm Định đại diện cho đoàn đã trao cho bà con 3 tạ gạo, hơn 90 lít nước mắm, gần 100 chiếc chăn ấm, quần áo…Đây là điểm đến chính thức của đoàn. Biết tin đoàn đến, bà con vui mừng ra đón tận đường quốc lộ. Bản nằm cách sâu đường lớn 5km. Vì ô tô không thể vào tận bản nên có gần 20 chiếc xe máy đăng ký tham gia vận chuyển hàng tết miễn phí vào tận bản.
Trong bản, nhiều đứa bé trần truồng ôm chân cột nhà sàn rụt rè nhìn chúng tôi. Cả bản có 122 nóc nhà, phần nhiều vẫn thuộc diện đói kém. Nhận quà tết của đoàn, ông Cút Văn Thu - bí thư chi bộ bản Đoàn Kết, đại diện cho bà con dân bản - xúc động chia sẻ: “Bà con mừng lắm, cảm ơn nhà nước, cảm ơn đoàn nhiều lắm. Tết này, bếp lửa trong bản lại được sáng dài hơn rồi”.
Rời bản Đoàn Kết, Đại đức Thích Tâm Định dẫn đoàn đến bản Tén Tằn, xã Tén Tằn thăm 2 em Dũng và Giang mà Đại đức nhận nuôi. Trước khi gặp nhà sư, 2 em phải tự dựng một chòi nhỏ, tự đùm bọc nuôi nhau ăn học. Đến giờ nhà sư đã quyên góp mua đất và dựng cho 2 em ngôi nhà sàn khang trang trị giá gần 100 triệu đồng và chu cấp tiền ăn học cho 2 em mỗi tháng 640 nghìn đồng.
Kết thúc hành trình, đoàn đã đến bản Mỏ, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa để trao quà gồm những đồ dùng thiết yếu phục vụ sử dụng dịp tết cho mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị Tứ. Đại diện báo Dân trí cũng đã trực tiếp trao 200 ngàn đồng và báo xuân Dân trí cho những người thân từng săn sóc mẹ có điều kiện tham khảo khi tết cổ truyền đang đến gần.
Năm nay, mẹ Tứ đã 92 tuổi, là mẹ của liệt sĩ Hà Văn Đơ. Trao đổi với PV Dân trí, mẹ bồi hồi kể rằng: Mẹ có 3 người con, 2 con của mẹ đã mất không lâu từ khi được sinh ra. Còn duy nhất liệt sĩ Đơ sinh năm 1943 lại hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. “Năm nay mẹ no đủ lắm rồi, vì có nhà nước và đoàn quan tâm. Tiếc là lưng mẹ bị còng và không đi lại được, nhưng mẹ rất vui và mừng lắm”. 
 
Sau đây là một số hình ảnh xung quanh công tác trao quà cho bà con vùng cao đón tết trong 2 ngày của đoàn do báo Dân Trí tổ chức tại Thanh Hóa vừa kết thúc. 
 

Đoàn công tác vượt đường đồi núi qua nhiều bản làng dân tộc 
 
 
Nụ cười của trẻ em bản Đoàn Kết khi thấy đoàn

 Người và phương tiện được huy động để vận chuyển hàng vào bản
 
Bà con trong bản đang tập trung chờ đón đoàn

Ở bản Đoàn Kết nhà nào cũng treo ảnh Bác Hồ 
 

Đại đức Thích Tâm Định đang trao quà cho các học sinh nhà nghèo
 

 Vẫn còn nhiều trẻ em chưa được đến trường đúng độ tuổi
 
Đại diện đoàn công tác báo Dân trí trao tiền cho mẹ liệt sỹ Hà Văn Đơ 
 
  Mẹ Tứ đã có báo xuân Dân trí để đọc vào dịp tết!
Quốc Cường

Quà Tết - Cho nhà chồng

Thời buổi bận rộn, đa số các cô đều ra quầy bánh kẹo mua đại chai rượu, hộp mứt sặc sỡ, đôi ba cặp bánh chưng, rồi có khi còn chất thêm một cây giò nữa cho bề thế. Vậy là xong nghĩa vụ, sau đó có thể yên tâm làm những việc khác.
Nào là cây quất cành đào, nào là dọn dẹp nhà cửa mua thực phẩm dự trữ, rồi thì sắm quần áo mới cho cả nhà.... Nhìn chung các cô cũng không để ý xem bố mẹ chồng xử lý món quà Tết của mình ra sao nữa.
Còn bố mẹ chồng thì thế nào nhỉ. Họ vui vẻ tiếp nhận món quà của con dâu nhưng thường kèm theo tiếng chép miệng: "Sao con mua làm gì lãng phí thế, bố mẹ làm sao dùng hết".
Ngày xưa rất có thể đây là những lời lẽ khách sáo khi người ta nhận được quà cáp còn bây giờ thì rất nhiều khả năng đấy là những lời nói thật. Chúng bộc lộ một nỗi sợ thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến ở những thành phố lớn.
Thường thì các cụ đều tuổi cao, không huyết áp thì cũng tiểu đường, nhẹ thì cũng dạ dày dạ mỏng. Nhìn thấy bánh mứt là hãi rồi, nhất là thứ bánh mứt gia công không rõ nguồn gốc. Bánh chưng, giò nạc cũng hãi chả kém. Đổ đi thì tiếc mà có cho thì cũng chẳng ai muốn nhận. Cố ăn cho hết thì không đầy bụng cũng nhức răng.
Vậy là mấy đồ thực phẩm nội kia bắt đầu bị một số chị em coi thường. Có cô con dâu chỉ mua một chai rượu tây đắt tiền gửi về quê cho các cụ. Nhìn nhãn mác là biết các cụ có đẳng cấp rồi, đánh bật mấy túi quà lòe xòe của mấy cô con dâu còn lại.
Thế nhưng năm sau, sáu năm sau dọn tủ bố mẹ chồng cô mới vỡ lẽ những chai rượu xịn kia vẫn nằm nguyên trong tủ, thậm chí có chai vỏ đã hơi mốc.
Hỏi ra mới biết hai cụ thấy đắt quá nên tiếc rẻ không dám mở. Hỏi: "Sao bố mẹ không làm quà biếu ai đó chứ để thế này phí hoài quá" thì các cụ bảo: "Bố mẹ già rồi có quan hệ gì to tát đâu mà phải biếu xén". "Thế để hôm nào con bán đi cho các cụ tiêu". "Ấy chết, ai lại đi bán quà mừng của các con bao giờ".
Thế là từ đó trở đi, cô không bao giờ biếu rượu đắt nữa. Cô chỉ mua hộp bánh nhỏ đặt lên bàn thờ, còn lại nhắm xem có loại thực phẩm gì tươi ngon mua cho ông bà dùng dần: vài cân cam canh, chai nước mắm Phan Thiết, bánh nhạt dành cho người ăn kiêng...
Cũng chỉ chừng ấy tiền thôi nhưng rõ ràng là rất thiết thực, các cụ có thể dùng cho tới tận ra giêng, đã thế chồng cô thỉnh thoảng được bà gật gù khen: "Con vợ mày sành, mua cái gì cũng ngon, đúng là con gái thành phố có khác".
Không ít nàng dâu bận rộn bây giờ quyết định quà Tết cho cha mẹ chồng bằng một cái... phong bì. Quả là rất tiện, ông bà muốn mua cái gì cũng được, không thích mua sắm gì thì cất đi. Thế nhưng có cô đưa phong bì hôm trước thì sáng hôm sau bà lại lò dò mang lên trả. Hoàn toàn không phải bà mẹ chồng ghét bỏ gì con đâu, chẳng qua là thấy ngại. Bà nghĩ thầm "hay là nó trả công mình trông con cho nó", với lại ông bà cũng chưa đến mức thiếu thốn, nhận tiền của con thấy không thoải mái, ngoài ra cảm thấy vị thế của mình bị thay đổi.
Thế đấy, quà Tết cho bố mẹ chồng chẳng đơn giản tẹo nào. Có cô con dâu phải mất tới năm sáu năm mới hiểu sở thích thực sự của cha mẹ chồng. Hồi đầu thì cũng rượu bánh như mọi người, về sau cô phát hiện cha chồng rất thích bày biện ngày Tết. Có cái gì đèm đẹp là bầy lên nóc tủ ly. Thế là cô bỏ thêm 10.000 đồng thuê đóng túi quà vào chiếc giỏ thắt nơ xinh xắn. Từ năm đó trở đi, gói quà Tết của cô năm nào cũng được bày vào vị trí trịnh trọng nhất.
Đấy, chỉ có một mẹo đơn giản thế mà phải mất mấy năm trời mới nghĩ ra. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, các cô con dâu cứ phải thăm dò cho kỹ lưỡng khi mua quà Tết cho nhà chồng. Mà nhiều khi không nhất thiết cứ phải chi thật nhiều tiền mới được lòng các cụ.
Có một cô phóng viên trẻ đã dành cho nhà chồng một món quà thực sự bất ngờ. Trước Tết cô viết một bài báo với tiêu đề Về quê chồng ăn tết hồi năm ngoái. Tất nhiên toàn là những kỷ niệm đẹp đẽ không thể phai nhòa, tên của cha mẹ chồng cũng như rất nhiều bà con, cô dì, chú bác đều có trong bài viết. Vậy là gói quà Tết của cô năm nay có thêm tờ báo. Có thể khẳng định là hai ông bà cứ sướng lâng lâng đến tận Tết sang năm. Cô phóng viên trẻ kia coi như đã làm một cú ghi bàn ngoạn mục, mà có phải lao tâm khổ tứ gì đâu. Chỉ là ghi lại kỷ niệm của một chuyến đi mà thôi.
Cũng có người cho rằng muôn đời nay quà Tết thường là rượu mứt bánh kẹo rồi, thay đổi chẳng dễ. Đương nhiên là cũng có rất nhiều ông bố bà mẹ vẫn vui vẻ khi các con chúc Tết rượu mứt, thậm chí bất cứ cái gì các con cho họ đều quý hóa.
Có điều chúng ta nên mua những đồ này tại những cơ sở sản xuất có uy tín lâu năm, chớ ham màu mè hình thức mà vớ phải hàng kém chất lượng. Vì sức khỏe và niềm vui của người cao tuổi, chúng ta nên động não tí chút trước khi mua quà Tết cho các cụ.
Theo Mai Hoàng
Người Đẹp

Quà Tết đang biến tướng thành hối lộ

“Tặng quà nhân dịp Tết là một nét văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên yếu tố văn hóa đẹp đẽ này đang đang bị biến tướng để che đậy cho những phi vụ hối lộ, mua quan bán chức…”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Nguyễn Viết Chức, thể hiện quan điểm về vấn đề quà Tết.
Tặng quà là một truyền thống đẹp của người Việt. Ông có bình luận gì xung quanh văn hóa tặng quà Tết xưa và nay?
Với truyền thống văn hoá của người phương Đông thì việc tặng quà rất có ý nghĩa. Tuy nhiên hiện nay, tập quán tốt đẹp này đang bị biến tướng đi do hoàn cảnh.
Theo truyền thống món quà tuy nhỏ thôi, nhưng ý nghĩa vô cùng, chứa đựng trong đó lòng hiếu kính, còn quà là để tượng trưng. Còn ngày nay món quà được cân đong đo đếm bằng trọng lượng, bằng giá trị vật chất.
Có quá lời không, thưa ông, khi có nhiều ý kiến cho rằng giờ đây cứ mỗi độ Tết đến, xuân về thì cũng là dịp “tận thu” của quan chức?
Cách tặng quà bây giờ đã biến tướng rất tinh vi. Không còn là phong bao, phong bì dễ lộ nữa, mà thay vào đó là cổ phần, cổ phiếu, là những chuyến tài trợ du lịch nước ngoài.
Tất cả cái đó là sự biến tướng được đo bằng giá trị vật chất. Nếu giá trị càng cao thì được coi là càng tốt và tình cảm càng giả đối. Đó không phải là quà nữa (mà cũng không nên gọi đó là quà). Cần phải gọi đúng tên đó là hối lộ, tham ô, trục lợi.
Những bức xúc này, theo ông phần nào đó có phải do người nhận quà chưa có cách ứng xử hợp lý?
Đúng là phụ thuộc vào cách ứng xử của người nhận quà. Với những món quà khả nghi động cơ không lành mạnh, tốt nhất là nên trả lại trực tiếp người tặng quà.
Theo ông khi nhận những món quà bất thường, người nhận nên có thái độ ứng xử như thế nào. Có nên cứ nhận rồi sau đó nộp lên cấp trên?
Việc một ai đó nhận quà rồi không trả ngay cho người mang đến, mà lại mang nộp lên cấp trên cũng khó để đánh giá hành vi đó là tốt hay xấu. Nếu nộp để tô vẽ cho mình, chứng tỏ mình trong sạch thì không nên. Do vậy nếu coi đó là hành vi tốt thì cũng chưa chắc đúng.
Nếu trong tình huống này, mình xử lý đàng hoàng thì chẳng có gì mà phải ngại. Quan trọng là phải chân thành và có thái độ rõ ràng với những món quà lớn mà chưa rõ lý do.
Trước những biến tướng của văn hóa tặng quà, theo ông liệu có nên tính đến chuyện quy định giới hạn định mức món quà không?
Đã gọi là quà thì không nên lượng hóa. Và càng không được nhầm lẫn giữa quà và hối lộ. Việc dân bức xúc liên quan đến tặng quà theo tôi chỉ tập trung vào những phi vụ lợi dụng văn hóa tặng quà để hối lộ, mua quan bán chức...
Ông có đồng tình với việc cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về là chúng ta lại phải ra chỉ thị cấm triệt để tặng quà lãnh đạo?
Khổ thế đấy! Đây là nét văn hoá rất đẹp của người Việt ta, nhưng vì biến tướng quá lớn nên xem ra cấm cũng có lý. 
Vậy, ông có tán thành cách làm của Trung Quốc, đó là họ vẫn cứ nhận quà tặng, quà biếu, nhưng sau mỗi dịp tết, các món quà này sẽ được tập hợp lại bán đấu giá để lấy tiền giúp đỡ cho người nghèo?
Tôi chẳng tán thành cách làm đó. Dù gì thì việc nhận như vậy cũng sẽ tạo ra tiền lệ cho người đến biếu nhiều hơn để tạo cho uy cho các quan chức của họ.
Mặt khác vị quan đó lấy tiền biếu xén để làm từ thiện thì hay ho gì! Mà người nghèo họ cũng chẳng muốn nhận sự giúp đỡ kiểu đó đâu. Với lại có ai biết và kiểm tra được ông quan đó có thực sự đem hết những món quà đã nhận được ra để đấu giá không. Không nên xuất phát từ việc sai để dẫn đến một hệ quả tốt.
Ông có cho rằng việc chấm dứt những món quà Tết bất bình thường cần làm triệt để và phải xuất phát từ các cấp cao nhất?
Về lý thuyết thì đúng là như vậy. Nhưng cũng không nên cứng nhắc quá, cần phân biệt được đâu là quà biếu và đâu là mua bán. Việc này không ai kiểm chứng được,  có chăng chỉ là bản thân người biếu và người nhận.
Hơn nữa, bản thân những người lợi dụng văn hóa này cho các phi vụ mua bán đã áp dụng rất tinh vi cho nên đây là cuộc đấu tranh lâu dài. Tôi cho rằng sẽ cực kỳ khó khăn và phức tạp.
Người lãnh đạo cần phải tỉnh táo, phẩm chất đạo đức và tư cách của họ sẽ kiểm chứng thông qua những món quà.
Xin cảm ơn ông.
Theo Duy Tuấn - Thu Hà
VTCNews

Cụ Phạm Thị Ba nhận thêm quà Tết của bạn đọc

Chiều 23/1, PV Dân trí tại Cần Thơ đã đến nhà “Mẹ già 71 tuổi nuôi 2 con điên loạn” để tiếp tục trao tiền hỗ trợ 500.000 đồng do bạn đọc ủng hộ trong tuần qua cho cụ Ba ăn Tết.
Dù chiều nay cũng là 28 Tết, nhưng không khí nhà cụ Ba cũng như những căn nhà xung quanh khá lặng lẽ. Không có gì gọi là mùa xuân bởi mấy căn nhà quanh đấy chẳng thấy bóng màu vàng của bông hoa mai nào.
Khi chúng tôi vào nhà thì cụ Ba cũng vừa đi khám bệnh về. Gặp PV lần thứ 3 thăm và hỗ trợ thêm tiền cho cụ, cụ Ba nói ngay: “Bao gạo 30kg mà chú gởi hôm trước vẫn còn đó, cụ sẽ để giành ăn dần”. Số tiền mà báo Dân trí gởi, cụ Ba cho biết cũng đã mua 3 chiếc chiếu cho 2 đứa con và cho cụ nằm vì 3 chiếc cũ đã bị rách.
Với số tiền bạn đọc ủng hộ lần trước, cụ Ba đã mua được bánh tráng, mua thêm gạo, mua thịt và trứng để kho giành ăn trong mấy ngày Tết. Cụ Ba cho biết, sẽ ăn tiết kiệm thôi vì tiền chủ yếu để giành mua thuốc cho 2 đứa con cũng như cho cụ uống những khi trái gió trở trời.
Cụ tâm sự thêm về 2 con, sáng nào ăn cơm xong đều cho mỗi đứa con uống một viên thuốc an thần và buổi chiều cũng vậy. Nếu không có thuốc này thì 2 đứa con của cụ sẽ lại la hét, nói làm xàm suốt ngày. Riêng anh Mẫm thì cứ xin thuốc hút của những người hàng xóm. Có khi xin tiền cụ Ba mua thuốc hút, cụ không cho thì lại nạt nộ cụ.
Qua PV Dân trí, cụ ba gởi lời cám ơn và chúc mừng năm mới đến bạn đọc, BBT và PV đã ủng hộ cụ thời gian vừa qua.
Huỳnh Hải

Trao quà Tết cho học sinh đân tộc thiểu số học giỏi

Sáng nay 12/1/2009, nhân dịp sơ kết học kỳ 1 năm học 2008-2009, Trường PTTH Dân tộc nội trú huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã tổ chức lễ trao 41 suất quà Tết cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi, mỗi suất trị giá 50.000 đồng.
Đây là một trong những hoạt động nhằm biểu dương, khuyến khích và động viên học sinh là con em các đồng bào các dân tộc thiều số (có 20 em là dân tộc Thái học giỏi) học tập tại trường.
Cũng trong lễ sơ kết, nhà trường đã công bố và trao thưởng cho các học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh và học học sinh giỏi các mặt. Năm học 2008 - 2009 trường PTTH Dân tộc nội trú Quỳ Châu có 14 học sinh được công nhận học sinh giỏi tỉnh, trong đó có 1 em đạt giải nhất, 2 học sinh đạt giải nhì và 3 học sinh đạt giải 3 trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.
Hội đồng thi đua trường PTTH Dân tộc nội trú Quỳ Châu cho biết, thực hiện cuộc vận động “Hai không” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, năm học này trường có 70% trên tổng số 102 giáo viên trong đơn vị đạt loại giỏi; có 18/42 lớp được công nhận và xếp các loại xuất sắc, tiên tiến trong đó 9 lớp xuất sắc và 9 lớp tiên tiến.

Cũng trong dịp này, trường PTTH Dân tộc nội trú Quỳ Châu đã phát động thi đua phấn đấu đạt các danh hiệu trong học kỳ 2 năm học 2008-2009 cho toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường.
Những phần quà tuy không lớn nhưng đây là sự động viên kịp thời của nhà trường giành cho các em trước thềm năm mới. Bên cạnh đó là còn thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn ở miền Tây xứ Nghệ.
Duy Tuyên

Rau, quả tết sẽ không biến động về giá

Thời điểm còn 8 ngày nữa là đến tết Nguyên đán Kỷ Sửu, lượng nông sản như rau củ, trái cây về các chợ đầu mối tại TPHCM tăng hơn những ngày thường. Tuy nhiên, sức mua hiện vẫn chưa tăng nên giá cả các mặt hàng này còn khá ổn định.
Giá rau xanh dự báo ổn định trong dịp tết (ảnh: HL).
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản Tam Bình (Q. Thủ Đức) cho biết: “Lúc cận tết như thế này lượng rau củ, quả về chợ tăng hơn ngày thường, dao động từ 2.900 - 3.500 tấn mỗi đêm. Còn tại chợ đầu mối Hóc Môn, lượng hàng về mỗi đêm khoảng 1.700 - 1.800 tấn, so với bình thường tăng khoảng 300 tấn.
Lượng rau củ về chợ khá dồi dào nên giá cả các mặt hàng này hiện vẫn còn đứng giá. Tại chợ Tam Bình, hiện nay giá bầu là 5.000 đồng/kg, bí đỏ 7.000 đồng/kg, bông cải trắng Đà Lạt 12.000 đồng/kg, bông cải Hà Nội 7.000 đồng/kg, cà chua 13.000 đồng/kg.
Riêng giá khổ qua (mướp đắng) mấy ngày nay lại giảm từ 6.000 xuống còn 5.500 đồng/kg. Mặc dù giá rau củ ở chợ đầu mối không có nhiều biến động nhưng theo bà Hà khả năng giá tăng khi hàng về chợ nhỏ.
Một trong những mặt hàng đáng chú ý trong dịp tết này chính là kiệu. Riêng tại chợ Tam Bình, năm nay lượng hàng kiệu về giảm hơn năm ngoái khoảng 300 tấn. Được biết, năm nay kiệu bị hút hàng nên giá kiệu hiện cũng khá cao. Lúc đầu mới về chợ dao động từ 11.000 - 13.000 đồng/kg nhưng thời điểm này lên đến 17.000 - 18.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, đến giờ sức mua hàng nông sản năm nay so với cùng kỳ lại giảm. Nếu như năm ngoái lượng hàng về chợ Tam Bình lúc cao điểm tết lên đến 5.000 tấn nhưng theo nhận định của bà Hà thì “Cao điểm tết lượng hàng năm nay về chợ cao lắm cũng khoảng 4.500 tấn/ngày đêm”.
Sức mua giảm hơn so với mọi năm nên giá cũng không mấy biến động. Như vậy, khả năng giá lúc cao điểm cận tết sẽ chỉ nhích lên một chút do phí vận chuyển mà người ta hay đặt ra trong đợt tết chứ không tăng đáng kể.
Tương tự như rau củ, hiện nay lượng trái cây về các chợ đầu mối đang rộ nhiều. Nhiều nhất là các mặt hàng bưởi và quýt, vốn thường được ưa chuộng trong dịp tết và giá cũng bình ổn. Lượng hàng chủ yếu được lấy từ Vĩnh Long, Tiền Giang.
Hiện bưởi da xanh có giá 13.000 đồng/kg, bưởi 5 roi 7.500 đồng/kg, bưởi long Cổ Cò 5.000 đồng/kg và cam cũng 5.000 đồng/kg.
Ngoài ra, lượng dưa hấu vào chợ so với cùng kỳ mọi năm vẫn bình thường chứ không khan hiếm. Hàng vẫn đảm bảo đủ cung ứng về cho các bạn hàng nên vẫn chưa xuất hiện tình trạng sốt giá.
Các loại dưa tại các chợ đang bán là dưa của Gò Công (Tiền Giang), Long An, Tây Ninh. Giá dưa hấu dài Tiền Giang là 11.000 đồng/kg, dưa hấu sọc 6.500 đồng/kg, dưa kim cô nương 11.000 đồng/kg.
Lê Phương